PDA

View Full Version : Bản tin VBPL đợt 3 tháng 7/2006



admin
11-03-2012, 02:16 PM
Chế BHXH
(I) Đ/v doanh nghiệp sản xuất mùa vụ - Loại hình BHXH bắt buộc đã được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao ng làm việc theo hợp đồng lao ng – HĐLĐ, có thời hạn đủ từ 03 tháng trở lên, và HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng thì các khoản BHXH được tính vào tiền lương do người sử dụng lao ng trả, để người lao ng tham gia BHXH theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm. Khi hết hạn HĐLĐ mà người lao ng tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới, thì áp dụng chế BHXH bắt buộc. (Theo Công văn số 2351/LĐTBXH-BHXH ngày 11/7/2006).
(II) Đ/v lao ng thử việc – Sau khi hết thời gian thử việc (không quá 60 ngày đối với lao ng chuyên môn, kỹ thuật cao và 30 ngày đối với lao ng khác, mức lương được hưởng trong thời gian này là 70% mức lương cấp bậc của công việc đó), nếu đạt yêu cầu thì hai bên ký HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tiền lương làm cơ sở đóng BHXH cho người lao ng là mức tiền lương ghi trên HĐLĐ. Thời gian tính đóng, hưởng BHXH được tính từ khi HĐLĐ có hiệu lực. (Theo Công văn số 2339/LĐTBXH-TL ngày 07/7/2006).

Bảo lãnh người lao ng - Việc bảo lãnh cho người lao ng đi làm việc ở nước ngoài đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 07/7/2006.

Bảo lãnh cho người lao ng đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp đưa người lao ng đi làm việc ở nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao ng đi làm việc ở nước ngoài (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thoả thuận. Nếu không thoả thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do bên nhận bảo lãnh ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Gồm các nội dung về phạm vi bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, và xử lý bảo lãnh.

Thuế nhà thầu - Về thuế nhà thầu đối với phí thành viên thanh toán cho phía nước ngoài, theo Tổng cục Thuế thì, nhà thầu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tiến hành các hoạt ng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc thực hiện kinh doanh của nhà thầu có thể được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng được ký kết giữa họ với tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam – Bên Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Doanh thu tính thuế để xác định thuế GTGT và thuế TNDN đối với nhà thầu không thực hiện chế kế toán Việt Nam là doanh thu nhà thầu nhận được, kể cả khoản thuế và chi phí do Bên Việt Nam trả thay cho nhà thầu. (Theo Công văn số 2505/TCT-DNNN ngày 14/7/2006).

Hoàn thuế GTGT - Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT.

Vì vậy, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán hàng hoá, dịch vụ cho các đối tượng này khi lập hoá đơn GTGT vẫn tính thuế GTGT. (Theo Công văn số 2493/TCT-PCCS ngày 13/7/2006).

Hàng hoá bán cho tổ chức viện trợ - Hàng hoá bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Thủ tục để được miễn thuế GTGT là số lượng hoặc giá trị loại hàng mua, và văn bản xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này.

Trường hợp tổ chức viện trợ nước ngoài trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở kinh doanh trong nước để thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại thì được miễn thuế GTGT. Các cơ sở kinh doanh trong nước kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cung cấp hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT cho các tổ chức viện trợ nước ngoài theo giá không có thuế GTGT thì được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho dự án. (Theo Công văn số 2492/TCT-PCCS ngày 13/7/2006).

Thuế TNCN đ/v người nước ngoài – Người nước ngoài đến Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế được coi là không cư trú tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài.

Trường hợp thu nhập của cá nhân đó được xác định là thu nhập toàn cầu, thì tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam bằng số ngày làm việc tại Việt Nam chia tổng ngày làm việc trong năm nhân thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu trước thuế cộng thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam. (Theo Công văn số 2484/TCT-TNCN ngày 13/7/2006).

Quyết toán thuế TNDN – Cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, trường hợp một doanh nghiệp có công văn xin ngưng hoạt ng thì phải nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế đến thời điểm có công văn đề nghị ngưng hoạt ng. (Theo Công văn số 2477/TCT-PCCS ngày 13/7/2006).

Thuế thu hộ phí – Các dịch vụ phục vụ cho vận tải quốc tế và các dịch vụ thực hiện và tiêu dùng ngoài Việt Nam như dịch vụ chuẩn bị tài liệu, giấy tờ về hàng hoá xuất khẩu tại Việt Nam, dịch vụ chuẩn bị tài liệu, giấy tờ về hàng hoá nhập khẩu tại nước ngài, dịch vụ bến bãi tại Việt Nam và dịch vụ bến bãi tại nước ngoài, dịch vụ vận chuyển nội địa tại nước ngoài không thụoc đối tượng chịu thuế GTGT.

Một công ty Việt Nam làm đại lý cho hãng tàu nước ngoài, thực hiện thu hộ phí dịch vụ chuẩn bị tài liệu, giấy tờ về hàng nhập khẩu về Việt Nam và xuất đi nước ngoài, các dịch vụ này thực hiện và tiêu dùng tại Việt Nam, do đó thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. (Theo Công văn số 2471/TCT-PCCS ngày 12/7/2006).

Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thuế` – Nếu cơ sở kinh doanh đang trong thời gian được ưu đãi thuế TNDN, nếu cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế, thì số thuế TNDN phát hiện tăng thêm vẫn được miễn thuế;

Nếu cơ sở kinh doanh đang trong thời gian được giảm thuế TNDN, cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ giảm thuế, thì cơ sở kinh doanh không được hưởng giảm thuế đối với số thuế TNDN tăng thêm. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh còn bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính vì làm giảm số thuế phải nộp NSNN;

Nếu sau thời gian miễn, giảm thuế TNDN mà cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tăng hoặc giảm thuế TNDN trong thời gian được miễn, giảm thuế, mà cá nhân tổ chức không tự điều chỉnh, làm giảm số thuế TNDN nộp NSNN của năm tiếp sau thời hạn được miễn, giảm thuế TNDN thì bị xử lý theo hành vi trốn thuế. (Theo Công văn số 2451/TCT-PCCS ngày 11/7/2006).

Xác định hàng hoá miễn thuế - Bộ KHĐT đã qui định, mặt hàng xi măng P300, xi măng nóng giếng khoan, xi măng Class G; mặt hàng hoá phẩm khoan khác có ký hiệu qui cách mô tả đặc tính kỹ thuật là Chất hoạt tính bề mặt, thì đó là mặt hàng trong nước đã sản xuất được nên không thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu. (Theo Công văn số 3123/TCHQ-KTTT ngày 10/7/2006).

Thuế mặt hàng gỗ - Căn cứ theo Biểu thuế suất thuế GTGT của Bộ Tài chính thì, mặt hàng ván dăm và các loại ván tương tự bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa liên kết bằng keo hoặc bằng chất kết dính hữu cơ khác thuộc mã hàng 4410 có thuế suất thuế GTGT 5%. (Theo Công văn số 3089/TCHQ-KTTT ngày 07/7/2006).

Chi phí công tác nước ngoài – Chi phí xin cấp thị thực nhập cảnh, tiền thuê khách sạn, chi phí đi lại phục vụ cho việc ký kết hợp đồng tại nước ngoài được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Chi phí ăn uống tại nước ngoài có hoá đơn, liên quan đến việc ký kết hợp đồng thuộc loại chi phí khác và được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo mức khống chế của Bộ Tài chính.

Các loại chi phí trên chỉ được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu có chứng từ chứng minh các chi phí đó phục vụ cho việc ký kết hợp đồng tại nước ngoài, có liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. (Theo Công văn số 2506/TCT-DNNN ngày 14/7/2006).

Lệ phí trước bạ - Đối tượng chịu lệ phí trước bạ là các loại tài sản, trong đó có nhà và đất – Nhà gồm nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, cửa hàng, cửa hiệu và các công trình kiến trúc khác; Đất là tất cả các loại đất đã thuộc quyền quản lý sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai và đóng lệ phí trước bạ đối với đất thuê có đăng ký quyền sử dụng đất và nhà xưởng, văn phòng.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ không tiếp nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho các tổ chức, cá nhân nếu không cung cấp tờ khai lệ phí trước bạ với cơ quan thuế theo qui định mà Bộ Tài chính đã ban hành. (Theo Công văn số 2472/TCT-PCCS ngày 12/7/2006).

Xuất hoá đơn GTGT – Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến hoặc theo khối lượng công viẹc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hoá đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.

Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hoá đơn thanh toán giá trị công trình, nhưng khi duyệt quyết toán có điều chỉnh giảm giá khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hoá đơn, chứng từ điều chỉnh giá công trình phải thanh toán theo qui định. (Theo Công văn số 2469/TCT-PCCS ngày 12/7/2006).

Bán hàng không có hoá đơn - Trường hợp cơ sở kinh doanh đang trong thời kỳ bị đình chỉ sử dụng hoá đơn mà vẫn phát sinh hoạt ng kinh doanh mua, bán hàng hoá nhưng không có hoá đơn GTGT khi xuất bán hàng hoá, thì đối với số hàng hoá bán ra này, cơ sở kinh doanh vẫn lập tờ khai thuế GTGT, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra số 02/GTGT đồng thời Cục Thuế sẽ xem xét ấn định số thuế GTGT và thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN phải nộp đối với cơ sở kinh doanh này. (Theo Công văn số 2438/TCT-PCCS ngày 11/7/2006).

Khấu trừ tiền sử dụng đất - Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đã ứng trước tiền để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì được trừ số tiền đã bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước, mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Trường hợp tổ chức, cá nhân ứng trước kinh phí để thực hiện đền bù, hỗ trợ người có đất bị thu hòi để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách, sau đó mới thực hiện đấu giá thu tiền sử dụng đất, thì khoản thu sử dụng đất để hoàn trả cho các tổ chức, cá nhân đã ứng trước phải thực hiện hạch toán thu, chi đầy đủ vào NSNN. (Theo Công văn số 2424/TCT-TS ngày 10/7/2006).

Sử dụng hoá đơn – Các cơ sở hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở chính ở cùng địa phương nơi có trụ sở chính ở đơn vị cấp trên như Công ty, Tổng công ty, thì Công ty, Tổng công ty thực hiện kê khai, nộp thuế tập trung thay cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc.
Nếu cơ sở hạch toán phụ thuộc là pháp nhân không đầy đủ, có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hoá, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra mà muốn kê khai nộp thuế riêng thì phải đăng ký nộp thuế, cấp mã số thuế phụ thuộc và sử dụng hoá đơn riêng. (Theo Công văn số 2423/TCT-PCCS ngày 10/7/2006).