Bổ sung thêm nhiều điểm tối
http://diendancongty.com/forum/uppic.../vneconomy.gif
Theo ghi nhận ban đầu, những điểm vốn được coi là sáng, nay nhìn nhận lại đã trở thành... ít sáng hơn...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã sẵn sàng và Ủy ban Kinh tế sẽ họp phiên toàn thể vào ngày 26/4 để thẩm tra Báo cáo đánh giá bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Để có những thông tin khách quan, nhiều chiều trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đã tổ chức một số hội thảo, cũng như kêu gọi sự góp sức của giới chuyên gia. Theo ghi nhận ban đầu, những đánh giá bổ sung thêm nhiều vào điểm tối và những điểm vốn được coi là sáng, nay nhìn nhận lại đã trở thành... ít sáng hơn.
Được mời bình luận về nội dung này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đã không ngần ngại khẳng định: “Không có cơ sở để đưa ra dự báo lạc quan về khôi phục tăng trưởng và ổn định vĩ mô trong nền kinh tế năm 2013” bởi theo ông, “không có điểm mới đáng kể nào trong thực tiễn kinh tế từ 2007 đến nay, ngoại trừ xu hướng xấu đi của tình hình”.
Đánh giá bổ sung cho tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, ông Thiên phát hiện ra điểm mới là mối quan hệ của cụm từ nghiêm trọng và quyết liệt: tình thế ngày càng khó khăn hơn của nền kinh tế, đến gay gắt, nghiêm trọng, trong khi đó lại thiếu vắng sự quyết liệt trong các hành ng cải cách thực tế.
Còn Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương Nguyễn Đình Cung thì phát hiện ra mối quan hệ tịnh tiến của cụm từ phí và phạt: “Thêm đủ loại phí để thu và thêm đủ thứ với đủ cách để phạt”.
Cho rằng “Bức tranh toàn diện về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 đã có nhiều báo cáo chính thức của Đảng, Quốc hội và Chính phủ phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các báo cáo đó đã phản ánh khá chi tiết diễn biến tình hình, phân tích kỹ các nguyên nhân thành công và hạn chế và cũng đã nêu rõ các giải pháp chính sách cho thời gian tới”, nhưng PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển vẫn đưa ra một loạt nhận định từ góc nhìn của ông.
Theo đó, với thành tích kiềm chế lạm phát năm 2012 đã giảm còn một nửa so với năm 2011, nhưng cũng vẫn còn cao so với một nền kinh tế có mức ổn định bình thường.
Với thành tích xuất siêu lần đầu tiên xuất hiện trong vòng gần 20 năm qua (từ năm 1993 đến nay) nhưng xét về cơ cấu giữa các khu vực kinh tế, cơ cấu ngành hàng và cơ cấu thị trường (trong đó phần lớn nhập siêu từ Trung Quốc từ nhiều năm nay), cùng với mức suy giảm tốc tăng trưởng, thì hiện tượng xuất siêu của năm 2012 chưa phải là dấu hiệu chỉ báo bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhắc đến những điểm tối, vị chuyên gia này nói, nợ xấu không chỉ tăng mà những thông tin gây tranh cãi về khối lượng nợ xấu – vốn là loại thông tin mà cả những người làm chính sách cũng như giới kinh doanh đều rất quan tâm, đã tác ng không tốt đến niềm tin đối với môi trường đầu tư kinh doanh. Hiện tượng số lượng doanh nghiệp giải thể và ngưng hoạt ng tăng báo hiệu một tình huống mới theo chiều hướng xấu trong nền kinh tế, đặc biệt ở khía cạnh kinh nghiệm ứng phó trong chính sách.
“Tóm lại, so với quãng thời gian đổi mới gần 30 năm qua, tình hình chung của kinh tế năm 2012 có thể nói là có phần kém lạc quan”, ông Thắng nhận định.
Một điểm sáng khác của nền kinh tế năm 2012, nay nhìn lại đã trở nên ít sáng hơn, theo quan sát của PGS.TS.Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế, đó là đánh giá về cân đối bên ngoài của Việt Nam năm 2012.
Theo ông Sơn, mặc dù cán cân thương mại thặng dư sau 20 năm liên tục thâm hụt; tỷ giá hối đoái ổn định và dự trữ ngoại tệ tăng mạnh. Nhưng xét trên khía cạnh bền vững, kết quả này chưa hẳn đã đáng mừng như vậy. Chỉ riêng việc nhìn vào cơ cấu xuất khẩu, có thể thấy rõ được điều đó. Trong cơ cấu xuất khẩu, xuất siêu thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực đầu tư trong nước vẫn nhập siêu.
Thêm vào đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2000 là 52,98%, giảm xuống còn 36,93% năm 2012. Tỷ trọng này của khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47,02% năm 2000 lên 63,07% năm 2012. Cùng đó, mặc dù cán cân thương mại hàng hóa thặng dư nhưng cán cân thương mại dịch vụ vẫn tiếp tục thâm hụt, kéo theo sự thâm hụt của cán cân hàng hóa và dịch vụ và nếu cộng thêm cả thu nhập từ đầu tư ròng thì mức thâm hụt còn cao hơn.