Du lịch Sapa di sản văn hóa dân gian

Sapa Tours có 6 dân tộc anh em Kinh, Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy chung sống theo cộng đồng. Cộng đồng các dân tộc này tạo nên một bản sắc văn hoá rất riêng của Sa Pa.Vì thế, nét đặc trưng của du lịch văn hoá Sa Pa được thể hiện trong di sản văn hoá dân gian các dân tộc, nó thổi hồn vào du 1ịch, tạo thành nguồn lực phát triển du lịch.



Kho tàng di sản văn hoá dân gian giàu bản sắc và khá phong phú gồm nhiều loại hình khác nhau. Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa - Vietnam Travel rất đặc sắc, còn in đậm nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ. Lễ hội diễn ra trong những tháng đầu xuân và chủ yếu trong phạm vi một làng. Tuy nhiên ở Mường Hoa, một số lễ hội có phạm vi mở rộng cả một vùng, một mường xưa. Người Mông có lễ ''Nào Sồng'' (ăn thề đầu năm) được tổ chức vào ngày thìn tháng giêng tại khu rừng cấm của cả làng. Sau khi cúng thần, mọi người trong làng đều bàn bạc xây dựng hương ước. Một năm người Mông có tới l1 lễ, trong đó có lễ ''Tu su'' cúng rồng xanh rất hấp dẫn. Lễ ''Nhặn Sồng'' của người Dao tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian, đó là: nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc (các bài thiên binh, hành quân, trừ tà...), nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích của dòng họ Bàn, Triệu, Đặng..., kể về công lao tổ tiên, về sự tích một số thần thánh trong miếu vạn thần của người Dao. Trong số lễ hội của của các dân tộc ở Sa Pa, lễ hội ''Gioóng boọc'' của người Giáy có quy mô lớn, thu hút hàng nghìn người Giáy, Mông, Dao ở thung lũng Mường Hoa tham gia. Người Xá Phó ở Nậm Sang lại tố chức lễ hội ''quét làng'' vào ngày 2/2 âm lịch với nhiều nghi thức nhằm trừ tà, cầu an. Hiện nay, quy mô lễ hội truyền thống của các dân tộc càng được mở rộng để thu hút được nhiều khách du lịch.

Phong tục các dân tộc ở Sapa Tours có nhiều điểm c đáo, gắn liền với chu kỳ đời người, chu kỳ cây trồng, vật nuôi. Cùng một lễ đặt tên cho đứa trẻ sơ sinh nhưng mỗi dân tộc có nghi thức khác nhau. Ở người Tày chỉ có bà ngoại mới có quyền đặt tên cho cháu. Ở người Xá Phó, chỉ có thầy cúng hoặc em vợ, anh vợ (ông cậu) mới có quyền đặt tên cho đứa trẻ. Người Mông đặt tên cho trẻ sơ sinh trong tiếng nhạc rung, tiếng hát ru con của bà nội. Tục cưới xin của các dân tộc cũng rất khác nhau. Nghi lễ cưới của người Mông là một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Trong lễ cưới của họ có tục ''Kéo vợ'',có các nghi thức hát của ông mối (hát xin mở cửa, hát xin chỗ treo ô, hát xin mời thuốc, mời rượu...). Lễ cưới của người Dao đỏ sử dụng dàn nhạc khá sôi ng gồm kèn, trống, chiêng, thanh la. Riêng nhạc kèn có tới 72 bài thổi trong lễ cưới gồm các bài mời tổ tiên, lập bàn kèn, báo tin, chào chủ hôn, chào ông bà mối...đến các bài đón dâu, quây thông gia, trừ tà, chúc rượu... Lễ đón dâu của người Tày rất trang trọng, cô dâu phải cưỡi ngựa hồng, có em chồng dắt dây ngựa đi theo...

Nổi bật trong nghệ thuật tạo hình dân gian của các dân tộc ở Sapa Tours là nghệ thuật trang trí trên trang phục.Vì Sa Pa có khí hậu á nhiệt đới, mùa đông lạnh và kéo dài nên trang phục của bà con nơi đây cũng mang những nét đặc trưng riêng. Người Dao, Xá Phó ưa trang phục có gam màu nóng nổi trội. Các băng thêu dải dày được làm bằng màu đỏ, kết hợp với màu vàng, trắng nổi bật trên nền chàm tạo nên vẻ đẹp rực rỡ. Trang phục ngày thường của người Mông chủ yếu là màu chàm sẫm. Các hoa văn ở thắt lưng, cổ áo là màu xanh lục, màu vàng. Bộ trang phục người Mông (dù là Mông hoa) có sắc thái riêng, không rực rỡ như ở vùng biên giới. Nhưng trang phục mặc trong ngày cưới, hoặc mặc trước khi sang thế giới bên kia của người phụ nữ Mông lại rực rỡ sắc màu bởi các băng dải hoa văn màu đỏ, màu vàng ở bả vai, ống tay, thân váy.

Nghệ thuật trang trí được thể hiện đậm nét ở nghệ thuật tranh cắt giấy của người Mông trên bàn thờ thầy cúng. Bàn thờ thầy cúng phản ánh cả thế giới âm binh thu nhỏ của người Mông gồm 3 tầng : Tầng trên trời có hình mặt trăng, mặt trời, các vì tinh tú và các hình chim mầu trắng đang bay. Tầng giữa là thế giới mặt đất có con người, ngựa, gà cặp đôi. Thế giới dưới nước là hình các âm binh tượng trưng bằng hình các con cá cặp đôi. Tranh cắt giấy của người Mông sinh ng và tả thực.

Văn học dân gian của người Mông, Dao, Tày, Giáy có đầy đủ, các loại hình từ thần thoại, truyện cổ tích, đến tục ngữ, câu đố, thơ ca... Trong đó nổi bật là kho tàng dân ca người Dao, người Giáy với hàng trăm bài và nhiều thể loại khác nhau. Riêng dân ca đám cưới người Dao đỏ có tới 204 bài. Nghệ thuật nhẩy múa ở Sa Pa có tới 70 điệu khác nhau. Riêng Tết nhảy của người Dao đỏ ở Tả Phìn có 54 điệu múa nhảy (từ các điệu nhảy nghi lễ đón chào các vị thần đến các điệu nhảy xuất binh, ra tướng, múa còn, múa gà, múa cờ...)

Di sản văn hoá các dân tộc ở Sa Pa - Vietnam Travel còn được thể hiện trong một số nghề thủ công tiêu biểu. Người Xá Phó có nghề dệt vải, thêu trang phục, đan lát. Người Dao có nghề thêu hoa văn thổ cẩm, nấu rượu, làm giấy. Người Tày có nghề làm chăn đệm. Người Mông có nghề rèn đúc. Khảo sát 1 làng Cát Cát còn có 54 gia đình trồng lanh, dệt vải in sáp ong, 3 lò rèn hành nghề, 1 lò chạm khắc bạc, 5 người làm đồ mộc, 2 người làm đồ đá và một số nghệ nhân làm tranh cắt giấy, đan lát giỏi. Các nghề thủ công với những bí quyết mang dấu ấn tộc người thực sự là di sản văn hoá dân gian đặc sắc.

Bản sắc văn hoá dân gian là vốn quý của Sa Pa cần được bảo tồn và phát triển. Bởi đây là vốn quý, đồng thời cũng là tiềm năng to lớn cho lĩnh vực du lịch văn hoá.