Bia Việt Nam ngon hơn cả bia nước ngoài
Cũng như những chàng trai lớn lên trên mảnh đất có lượng bia được tiêu thụ đứng hạng nhất nhì trên thế giời, tôi không tránh khỏi việc dùng bia rượu để "xã giao". Và tôi nhớ lần đầu uống một hớp bia là vào hồi lớp 9 khi chia tay đám bạn học cấp 2. Nếu sống ở nước ngoài chắc rằng tôi đã phải bị giám sát gắt gao và ra vào trại quản giáo thanh thiếu niên rất nhiều lần. Có lẽ, việc cấm bia rượu theo tuổi tại Việt Nam cần được kiểm tra khắt khe hơn nếu như vấn đề tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông thật sự là nỗi quan tâm lớn nhất của tất cả người Việt Nam.

Tạm gác vấn đề trên lại, tuần trước bài viết "Which Vietnamese beer will reign supreme!!! " đã được anh Vinh Dao một nhiếp ảnh gia và là một blogger người mỹ gốc Việt đăng trên trang Vietnam Travel Blog của City Pass Guide. Bài viết đã nhận được nhiều sự quan tâm trên trang Facebook tiếng Anh của chúng tôi. Vì thế bản dịch cho bài viết ấy có lẽ sẽ không hấp dẫn lắm đối với đọc giả. Cho nên, cũng về chủ đề "loại bia ngon nhất" ở Việt Nam, tôi xin đưa ra những nhận định khác và một số kết quả khá thú vị đằng sau kết quả chung cuộc ấy.

Các loại bia tham dự cuộc thi

Bia 333 lần đầu xuất xưởng vào năm 1983. Trong giới nhậu ở Việt Nam, mọi người có đề cập nguồn gốc thực của bia 333 này là từ một hãng bia của Pháp có tên là bia 33 trong thời kỳ Pháp thuộc. Nhưng dù sao đi nữa Bia 333 ngày nay vẫn được nhiều du khách nước ngoài gán với hình ảnh "nhậu nhẹt" của người Việt Nam.

Trong Nam thì có Bia Sài Gòn, Hà Nội thì cũng có riêng bia Hà Nội, bên cạnh 2 loại bia trên, bia Huda từ Huế đã góp phần tạo nên 3 đại diện “bia” chính thức của 3 vùng miền Việt Nam.

Bia Sài Gòn bao gồm 3 loại Sài Gòn Đỏ, Sài Gòn Xanh, Sài Gòn Special (Sài Gòn đặc biệt) hầu như ai cũng biết đến. Và hiển nhiên Sài Gòn đỏ là vừa túi tiền và dễ uống nhất. Đối với khẩu vị của tôi, có lẽ bia Hà Nội có chút gì đó nhẹ và thanh hơn so với bia Sài Gòn. Bia Huda lấy tên ghép từ chữ Hu trong cố đô Huế và Da trong tên của nước Denmark (Đan Mạch). Bia này cực hiếm thấy và ở Sài Gòn dường như chỉ có 2 quán bán mà thôi.

Để tìm bia Huda và bia Hà Nội anh Vinh đã phải lặn lội trong trời mưa bão tuần trước để cố gắng đem về cho bằng được 2 đại diện từ miền Bắc và miền Trung. Đó là một nổ lực rất lớn. Anh cho biết rất khó tìm thấy 2 loại bia này ở Sài Gòn. E anh ấy hiểu nhầm Sài Gòn "ích kỷ" không cho bán 2 loại bia của khu vực khác, tôi vội cắt nghĩa rằng mỗi vùng có một khẩu vị khác nhau, vì thế các loại bia khác ít được ưa chuộng khi người địa phương đã quen với vị bia Sài Gòn. Hy vọng lời giải thích của tôi là chính xác, nếu anh chị nào đọc đến đây có "đính chính" lại giúp tôi thì cứ chia sẻ ở phía dưới bài nhé.

Bia Heineken gia đình dùng để tiếp khách cho sang chứ thật ra vị chua của nó khiến tôi và các anh chị đồng nghiệp cảm thấy rất khó chịu. Vậy mới biết nước Việt Nam có truyền thống hiếu khách: năm 2011, hơn 200 triệu lít bia Heineken đã được tiêu thụ trên toàn Việt Nam.

Tiger và bia Zorok là 2 ứng cử viên khác được tham gia vào phút chót. Theo ý kiến cá nhân tôi, bia Tiger thì quá nặng và gây nhức đầu cả ngày hôm sau. Zorok thì khá mới nên cũng không được ưa chuộng lắm ngoài việc hãng này chi ra bộn tiền để HLV Calisto làm đại sứ

Kết quả chung cuộc:



HạngLoại bia1Bia Hanoi23333Saigon Special4Biere Laure5Saigon Red6Tiger7Heineken8Saigon Green9Huda10Zorok