[b]Hoạt ng của các trung tâm dịch vụ dưỡng lão [/b][color=#0000ff]Cần đa dạng hơn[/color]
[i]Báo SGGP Thứ bảy, 08/06/2013, 07:48 (GMT+7)
[/i]
[i][b]Bên cạnh các trung tâm dưỡng lão phục vụ miễn phí người già neo đơn không nơi nương tựa, người khó khăn, bệnh tật của nhà nước, cơ sở tôn giáo và mạnh thường quân, thời gian gần đây, tại TPHCM đã xuất hiện một số trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc người già. Trung tâm dưỡng lão được coi là giải pháp tốt nhất cho người già, tuy nhiên số người sử dụng dịch vụ vẫn hạn chế.[/b][/i]
Ở đô thị hiện đại, khi con đi làm, cháu đi học cả ngày, nhiều người cao tuổi, nhất là người mang bệnh, không được chăm sóc chu đáo đã chọn sống trong trung tâm dưỡng lão. Khi hỏi thăm, các cụ giải thích vào trung tâm dưỡng lão là để thoải mái, có bầu có bạn. “Ở nhà, nhiều khi đau ốm, người ngợm, nhà cửa không được sạch sẽ. Ở trung tâm dưỡng lão, có hộ lý chuyên nghiệp chăm sóc, mọi thứ đều sạch sẽ, chu đáo nên không còn gì phải lo nghĩ nữa” - cụ Bùi Thị An (Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bình Mỹ, huyện Củ Chi) chia sẻ. Được Nhà nước đầu tư, giá cả dịch vụ cũng rất hữu nghị, khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng và có nhiều hoạt ng phong phú cho người cao tuổi. Theo ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐTB-XH TPHCM), nhiều người già có nhu cầu vào trung tâm dưỡng lão và xu hướng này sẽ tăng khi xã hội phát triển.
Tuy nhiên, những trung tâm cung cấp dịch vụ dưỡng lão còn rất ít. Hiện Sở LĐTB-XH TPHCM chỉ có duy nhất Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè còn Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa (đóng tại tỉnh Bình Dương) đã từng có dịch vụ dưỡng lão từ gần 10 năm trước nhưng giờ đây cơ sở vật chất xuống cấp nên chỉ tập trung chăm sóc diện bảo trợ xã hội.
Số lượng các trung tâm dưỡng lão đúng nghĩa do các doanh nghiệp lập ra cung cấp dịch vụ này chỉ tính trên đầu ngón tay. Một số cơ sở đã đóng cửa, số đang hoạt ng, ngoài Trung tâm Bình Mỹ, chỉ có Làng an dưỡng Ba Thương (huyện Củ Chi). Dù cơ sở vật chất đẹp, nhưng hiện mỗi nơi chỉ có chưa đến 10 người ở. Ông Bùi Anh Trung, Giám đốc Trung tâm Bình Mỹ, chia sẻ, đầu tư một trung tâm dịch vụ dưỡng lão rất kỳ công. Từ những trang thiết bị cơ sở vật chất, môi trường nghỉ dưỡng sinh thái (ao, sân vườn, khu vui chơi…), máy camera quan sát các cụ, giường chuyên biệt cho người già, dụng cụ y tế… Các cụ lớn tuổi nên đôi khi xử sự như trẻ con (khó tính, nhõng nhẽo, tranh giành…) nên người chăm sóc phải tâm huyết, coi các cụ như bố mẹ, thường xuyên túc trực liên tục, nhất là ban đêm, các cụ thường hay mất ngủ, rồi đi ra ngoài phòng chơi. Cộng tất cả các khoản đó sẽ i giá thành dịch vụ lên cao, tùy theo mỗi cụ mà mức thu khác nhau, trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng nên nhiều người già khó có khả năng chi trả, dù rất muốn vào trung tâm dưỡng lão.
Khảo sát tại một số trung tâm dưỡng lão có thu phí cho thấy, phần lớn người đến ở là diện hưu trí, một phần là người già tự thanh toán bằng tiền tiết kiệm và chỉ một tỷ lệ nhỏ do con cái, người thân hỗ trợ. Ông Lê Chu Giang cho rằng, các trung tâm dưỡng lão hoạt ng theo Luật Doanh nghiệp, cần linh hoạt trong triển khai các dịch vụ, ngoài hình thức nội trú, bán trú, có thể mở rộng các hoạt ng chăm sóc tại gia đình, cộng đồng với các hoạt ng như tư vấn, trông người già theo giờ, chăm sóc sức khỏe… Như vậy, sẽ đáp ứng và phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân.
[right][b]ĐƯỜNG LOAN - HẢI THANH[/b][/right]