Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: SƠN TĨNH ĐIỆN

  1. #1

    SƠN TĨNH ĐIỆN

    Nhắc đến những công nghệ sơn xe máy hiện nay không thể không nhắc đến công nghệ sơn tĩnh điện. Được biết đến như là một công nghệ sơn tốt nhất dành cho xe máy với chất lượng bền bỉ cùng kỹ thuật sơn tiên tiến, SƠN TĨNH ĐIỆN là giải pháp giúp cho các sản phẩm sau khi sơn được sáng, đẹp, mịn và cực kì bền.

    - Khái niệm về sơn tĩnh điện:


    Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng: hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà cho chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm nhưng chi phí đầu tư lúc ban đầu lại như công nghệ cũ – đó là Sơn Tĩnh Điện. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.

    - Lịch sử hình thành bột sơn tĩnh điện:

    Nguyên lý phủ sơn bằng hợp chất hữu cơ (organic Polymer) dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại được nghiên cứu và đưa vào áp dụng thử tại Châu Âu bởi nhà khoa học Tiến sĩ Dr. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950, nhưng mãi đến khoảng năm 1964 thì qui trình Sơn Tĩnh Điện (Electrostatic Powder Spray) mới thành công và được thương mại hóa rồi được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Qua nhiều thập niên được đóng góp, cải tiến bởi các nhà khoa học và các nhà sản xuất về cách chế biến bột sơn đã giúp cho công nghệ Sơn Tĩnh Điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã tốt hơn .

  2. #2

    Re: SƠN TĨNH ĐIỆN

    chuyển nhà thành hưng Theo Forbes, với giá trị tài sản ròng 7,4 tỷ USD, Zhou Qunfei, 48 tuổi, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Lens Technology, tiếp tục là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới.

    Sinh ra trong một ngôi làng ở Hồ Nam, miền đông Trung Quốc, Zhou không có một tuổi thơ dễ dàng. Bà mất mẹ khi mới năm tuổi. Cha bà bị mất thị lực và mất một ngón tay sau tai nạn lao động ở nhà máy. “Tôi đã phải thường xuyên nghĩ đến bữa ăn tiếp theo là gì và làm thế nào tôi có được nó", bà kể lại.

    Zhou bỏ học khi 16 tuổi và đến Thâm Quyến để làm việc tại nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ vào năm 1986. Sau đó, bà được thăng lên làm quản lý. Tuy nhiên, bà có những giấc mơ lớn hơn.

    Năm 1993, với số tiền tiết kiệm khoảng 2.500 USD, Zhou và tám thành viên trong gia đình lập một xưởng sản xuất mặt kính trong một căn hộ 3 phòng ngủ. Nơi đó, bà đã thành lập công ty đầu tiên của mình.

    Nữ tỷ phú Zhou Qunfei tại văn phòng làm việc của Lens Technology.
    Nữ tỷ phú Zhou Qunfei tại văn phòng làm việc của Lens Technology.

    Trải qua 10 năm kế tiếp, Zhou đã xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất mặt kính đồng hồ và tuyển dụng 1.000 công nhân. Số phận thay đổi vào năm 2003, khi bà nhận được một cuộc gọi từ Motorola, đề nghị bà trở thành một nhà cung cấp.

    Zhou chấp nhận lời đề nghị đó, điều này giúp bà phát triển sự nghiệp ra quốc tế. Tháng 3/2015, 22 năm sau khi khởi nghiệp, Lens Technology niêm yết lên sàn chứng khoán.

    Ngày nay, công ty có giá trị 11,4 tỷ đô, với hơn 82.000 nhân viên trên khắp Trung Quốc. Công ty hiện là nhà cung cấp mặt kính cho Tesla, Apple, Samsung và Huawei.

    Trong cuộc phỏng vấn với CNBC Make It, Zhou đã chia sẻ 3 lời khuyên để thành công.

    Chuẩn bị chu đáo

    Zhou cho rằng các doanh nhân luôn phải chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra. “Đầu tiên, hãy cải thiện khả năng cạnh tranh toàn diện của bạn. Thứ hai, bạn phải có tinh thần mạnh mẽ. Thứ ba, hãy tăng cường sự hiểu biết về thị trường và các đối thủ cạnh tranh”, bà Zhou nói.

    Bà cho rằng kinh nghiệm mình có được nhờ làm việc với tư cách là một nhân viên dây chuyền lắp rắp và sau đó là quản lý cho người chủ đầu tiên. Nó giúp bà có được sự tự tin. Điều này cũng rất quan trọng đối với những ngày đầu của Lens Technology. “Bạn phải tập trung sự can đảm để đối mặt với những thất bại,” Zhou nói thêm.

    Nữ tỷ phú luôn chuẩn bị một số kế hoạch dự phòng khi gặp khách hàng trong những năm đầu khởi nghiệp. “Tôi luôn nghĩ về những gì tôi sẽ nói nếu như họ từ chối đề xuất của tôi. Do sự từ chối là không thể đổi nên bạn cần chuẩn bị chu đáo", bà kể lại.

    Luôn nhiệt tình học hỏi

    “Các khách hàng sẽ không đưa ra giá tốt hơn cho sản phẩm của bạn chỉ vì bạn có bằng cấp cao hơn. Tuy nhiên, những kiến thức của bạn về công việc sẽ giúp duy trì khả năng cạnh tranh của công ty”, nữ tỷ phú nhận định.

    Ngay khi còn là công nhân nhà máy, bà Zhou đã tham gia các khóa học bán thời gian. Nhờ vậy, bà có chứng chỉ về kế toán, vận hành máy tính và thậm chí là bằng lái xe tải thương mại.

    “Khi bạn còn khả năng học hỏi là bạn còn khả năng tiếp tục phát triển", bà nói.

    Không bao giờ bỏ cuộc dễ dàng

    Bà Zhou cho rằng nhiều người sẽ có một cú huých mạnh để tự tin khi họ gặp phải những thất bại. Nhưng chìa khóa để thành công là kiên trì, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn nhất. http://chuyennhathanhhunghanoi.com

    Nữ tỷ phú từng tổ chức một bài tập xây dựng nhóm bằng cách dẫn 20 người trong ban lãnh đạo công ty đi leo núi Dawei ở Hồ Nam, cao hơn 5.000m. Một số thành viên muốn từ bỏ giữa chừng trên đường leo núi. Tuy nhiên, cô yêu cầu họ không được bỏ cuộc.

    “Khi bạn bỏ cuộc giữa chừng, bạn sẽ không có đủ can đảm để trở lại và bắt đầu lại một lần nữa. Bạn sẽ vẫn tiếp tục từ bỏ. Chỉ khi chúng ta kiên trì, chúng ta mới có thể thành công. Đừng từ bỏ vì một chút thất bại", bà đưa ra lời khuyên

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •