chuyển nhà thành hưng Chị Hương, người thường xuyên đi làm bằng các phương tiện từ ứng dụng gọi xe, một tuần nay bắt đầu đi Grabbike sau khi nghe thông tin Uber bán lại mảng kinh doanh cho Grab.

Tuy nhiên, sáng 9/4, chị khá bất ngờ khi thấy giá cước Grab tăng mạnh. "Bình thường từ đường Nguyễn Văn Nguyễn (quận 1) sang Trần Hưng Đạo (quận 5) chỉ 19.000 đồng cho gần 6 km nhưng nay tăng lên 30.000 đồng”, chị Hương nói. Chưa kể, chị đặt xe vào khung 9-10h sáng, không phải cao điểm, lại ít kẹt xe nên không thể viện cớ vì nhu cầu tăng cao. "Bên cạnh đó, tài xế cau có, nói năng khó chịu như đi nhờ xe", chị Hương nói thêm.

Cũng thường xuyên đi Uber, Grab từ số 14 An Bình tới số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chị Hoa cho biết chỉ mất 20.000-25.000 đồng nếu đi xe hơi nhưng nay khi đặt GrabCar tới 41.000 đồng, tăng tới 50%. “Tuần trước tôi đi Uber, với mức giá trên có khi không mất đồng nào nếu được khuyến mãi hoặc đặt Grabcar chỉ khoảng 30.000 đồng. Còn nay mở ứng dụng thì không còn mức giá cũ”, chị Hoa nói.

Khách hàng than phiền Grab tăng giá. https://chuyennhathanhhunghanoi.com
Đội xe taxi in logo Grab.
Không chỉ than vãn giá tăng, anh Thiên, ở quận 3 cho hay, hầu như cả ngày đều thấy ứng dụng hiển thị giá cao. Mặt khác, theo anh, khuyến mãi cho khách cũng không còn nhiều như trước. Trước đây, khuyến mãi tặng 15.000-20.000 với GrabBike và 30.000-40.000 đồng với ôtô, nay giảm lần lượt còn 5.000-10.000 đồng và 20.000-30.000 đồng.

Trao đổi với VnExpress về phản ánh trên, đại diện Grab khẳng định, họ chưa có thay đổi nào từ hôm 9/4. Hiện, giá cước vẫn dựa theo hành trình di chuyển mà khách hàng nhập, cộng với phụ phí giá linh hoạt theo nhu cầu đi lại và lượng xe hiện có trong khu vực vào thời điểm đặt xe, cũng như thời gian ước tính cho cả hành trình.

Hãng này giải thích, nếu lượng đặt xe tăng, mức giá sẽ cao và ngược lại sẽ thấp hơn ở khu vực có nhu cầu ít. Đây là điều chỉnh, theo Grab, giúp kết nối tài xế và hành khách một cách hiệu quả trong cả ngày.

"Giá cước của từng dịch vụ kết nối vận chuyển hiển thị rõ ngay trên ứng dụng Grab, khách hàng có thể so sánh và lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất với ngân sách, nhu cầu di chuyển của mình. Giá cước trên ứng dụng Grab không thay đổi trong suốt chuyến đi", đại diện Grab nói.

Từ 8/4, Uber chính thức chia tay Việt Nam và các thị trường Đông Nam Á khi bán lại mảng kinh doanh cho Grab. Sự ra đi của Uber khiến nhiều chuyên gia lo ngại, Grab sẽ dễ dàng thao túng và đưa ra mức giá có lợi cho mình.

Trả lời Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) về lo ngại tạo thế c quyền, Grab nói thị phần kết hợp với Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%. Do đó, phía Grab cho rằng các bên tham gia giao dịch "không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịch tại Việt Nam".

Tuy nhiên, những căn cứ cụ thể để chứng minh về thị phần trên thị trường liên quan của Grab và Uber tại Việt Nam lại không được công ty này cung cấp đầy đủ cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

Liên quan khoản tiền mà Cục thuế TP HCM đang truy thu Uber, Grab Việt Nam cho rằng họ không có nghĩa vụ chi trả bởi không mua lại tư cách pháp nhân của Uber. Ngoài ra, theo Grab, Uber đã cam kết với họ sẽ tự hoàn tất các nghĩa vụ liên quan tới vấn đề này.