Mọi người đều nhận ra thương hiệu công ty là một trong những thứ có một sự thu hút mạnh mẽ đối với các ứng viên tài năng. Việc xây dựng một thương hiệu công ty – nơi có những nhân viên tốt chính là một trong những lợi ích vô hình tạo nên ấn tượng đối với những ứng viên điềm đạm.


Những câu hỏi làm rõ thương hiệu công ty của bạn
Xa hơn thế, thương hiệu công ty không chỉ là vấn đề giúp công ty có được những khán giả mục tiêu – mà còn thể hiện thương hiệu nhân viên của công ty. Nếu công việc của bạn là thể hiện thương hiệu nhân viên đã thực sự tồn tại, trong thực tế và trong mong đợi, hãy bắt đầu với chính những nhân viên của mình. Hãy thu hút những nguồn thông tin từ môi trường làm việc hiện tại của công ty, bởi như chúng ta đã thấy, một phần lớn trong số họ là những nhân viên ổn định. Các nhân viên hiện tại ở công ty bạn là những tài năng, nếu bạn bắt đầu ở bất cứ đâu ngoài những kinh nghiệm của họ, thì cũng giống như bạn đang viết một cuốn tiểu thuyết giả tưởng vậy.



Hãy hỏi nhân viên của mình những câu hỏi sau:

Những câu hỏi giá trị



– Những điều mà công ty chúng ta tin tưởng là gì?

– Chúng ta lựa chọn những dự án để hoàn thành như thế nào?

– Hiệu suất công việc của bạn được đánh giá trên những tiêu chuẩn nào?

– Chúng ta có công bằng không?

– Chúng ta cư xử với khách hàng như thế nào?

– Những khách hàng nào xứng đáng được chú ý nhất?

Những câu hỏi về văn hóa công ty



– Tại sao bạn ở đây?

– Chúng ta đặc biệt ở điều gì?

– Mối quan hệ của chúng ta với khách hàng như thế nào?

– Tại sao những khách hàng nên làm ăn với chúng ta?

– Những kết quả bạn mong muốn từ công việc của bạn là gì?

– Chúng ta đạt được những mục tiêu đặt ra như thế nào?

– Hãy mô tả loại người được coi là thành công ở đây.

– Chúng ta muốn những người làm việc tại đây sẽ có cảm giác như thế nào?

– Điều gì, ngoài tiền bạn, sẽ khiến bạn ra đi?

– Bạn có muốn nhắc đến công ty như một người bạn thân thiết không?

Bạn cũng nên phát triển danh sách trên một cách chi tiết hơn với những “tính năng và lợi ích” của việc làm việc tại công ty bạn. Đây là những chi tiết mà những chuyên gia nhân sự và nhà tuyển dụng thích trao đổi, thảo luận vì chúng cụ thể hơn sứ mệnh và văn hóa:



– Mô tả công việc

– Các chi tiết đền bù (lương, thưởng, mức lương theo giờ, chia sẻ lợi nhuận)

– Tất cả các loại lợi ích – y tế, lương hưu, tiền tiết kiệm,…

– Đường dây kinh doanh – các sản phẩm và dịch vụ của bạn

– Các cơ hội làm ăn – cơ hội để thăng tiến sự nghiệp, sự tăng vọt trong công việc của bạn

– Phong cách sống – “cần bằng giữa công việc và cuộc sống” hay “bầu không khí căng thẳng”, những yêu cầu di chuyển/công tác của công việc,…

– Vị trí

– Chỗ đứng trong ngành (các sản phẩm tốt nhất, sự lựa chọn của nhiều nhân viên,…)

– Hoạt ng cộng đồng và những hình thức biểu hiện khác của văn hóa

– Ghi nhận từ bên ngoài



Bạn không cần phải quảng cáo danh sách này bởi vì nói một cách thẳng thắn, những tính năng và các lợi ích đã thể hiện trong thương hiệu công ty của bạn. Một danh sách chỉ không hấp dẫn như một tuyên bố (hoặc tốt hơn là một câu chuyện). Những chức năng và lợi ích của một công việc có thể giúp bạn có một thỏa thuận với một cá nhân tài năng, hay như một mẹo để cạnh tranh công bằng với đối thủ, nhưng nó lại không có hiệu quả trong việc gây chú ý.



Những chi tiết có thể giúp và quan trọng là làm nổi bật tất cả những thông tin tích cực về công ty. Lori Erickson – nhân viên của Monster nhớ lại” “Khi tôi có được công việc này ở Monster, nơi những lợi ích mà chúng ta được cung cấp có thể có cả những thứ mà tôi không biết. Chúng tôi có một chương trình hỗ trợ nuôi con nuôi và phòng điều dưỡng cho các bà mẹ mới trong mỗi cơ sở trên toàn nước Mỹ. Chúng tôi có một người cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà công việc duy nhất là đặt chương trình ở nơi có thể làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho nhân viên cân bằng với những thách thức trong cuộc sống và trong công việc. Chúng tôi học các đẩy những thông điệp này vào trong câu chuyện tuyển dụng”.

Nỗ lực đầu tiên của bạn nhằm xác định thương hiệu nhân viên không nhất thiết phải hoàn hảo nhưng phải thỏa một số nguyên tắc sau:



– Điều đó có xác thực không? Tuyên bố của bạn có phản ánh thực tế không? Các nhân viên có nhận ra những giá trị và văn hóa công ty mà bạn nói đến hay không?

– Nó có c đáo không? Một nhân viên có biết rằng điều này nói về công ty của bạn chứ không phải một công ty nào đó tương tự hay không?

– Nó có hấp dẫn không? Có yêu cầu hành ng gì không? Có thể hiện được ý nghĩa khi làm việc tại công ty của bạn không?

– Có liên quan không? Tuyên bố của bạn có tác ng mạnh mẽ đến những người bạn muốn quan tâm đến hay không?

– Liệu nó có mô tả một kinh nghiệm hay không? Theo như các ứng viên, ứng viên tiềm tàng và các nhân viên có liên quan, thương hiệu công ty là một kinh nghiệm, Đó không phải là một khẩu hiêu, một logo, càng không phải một thông cáo báo chí. Thỏa thuận tốt hay xấu còn tùy thuộc vào việc đầu tư một ngày của những cuộc sống chỉ một và duy nhất của chính công ty bạn như thế nào.

Những câu trả lời của những câu hỏi này nên là Có, bởi vì nếu không phải như vậy, tức là bạn đã đánh mất khán giả của mình. Những yêu cầu nghiêm ngặt của tuyên bố đã có hiệu quả với Laura Stanley, người điều hành nhóm Tìm kiếm Tài năng và Xây dựng Thương hiệu của EarthLink tại Atlanta. Cô ấy bắt đầu công việc với sự kiểm tra thực sự: “Khi tôi vào việc đánh giá, việc đầu tiên tôi làm là hỏi nhóm của tôi câu hỏi tại sao họ lại làm ở đây, và sau đó tôi nhận được những câu trả lời rất rõ ràng điều gì họ có được khi làm việc ở đây, những gì họ đã đóng góp, mà những điều đó giúp tôi chắc chắn là mình đã tuyển được đúng người với đúng vị trí và đúng thời điểm”

Thu Hiền

https://giadinhplus.net/nhung-cau-ho...ng-ty-cua-ban/