Người em thứ tư

(nguồn : [url=http://doctruyen360.net/truyen-tranh/kim-chi-va-cu-cai]
[url]http://doctruyen360.net/truyen-tranh/kim-chi-va-cu-cai[/url] [/url] )
[url=http://doctruyen360.net/truyen-tranh/kim-chi-va-cu-cai] kim chi va cu cai [/url]
Người em thứ tư

Gia đình có ba anh chị em bỗng nhiên bị xáo trộn vào ngày xuân năm 1988, ngày mà vô tình trong một cơn say, ba đã thừa nhận mình có một đứa con riêng ở Gò Công Đông, Tiền Giang…
Thật ra thì tôi là con út trong nhà nên được cha mẹ khá cưng chiều. Ba bị mất trí nhớ, mẹ thì cũng gần lẩm cẩm nên chuyện ba mẹ đến với nhau như thế nào chúng tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết, sau chiến dịch dồn dân lập ấp của đế quốc Mỹ năm 1965, ba mẹ quen nhau rồi cưới nhau.
Năm 1972, sau khi sinh tôi, ba mẹ chuyển từ Gò Công lên Sài Gòn, rồi định cư ở quận Tám từ dạo ấy đến bây giờ. Chiến tranh kết thúc, mỗi năm ba đều thu xếp về thăm quê để lo đám giỗ cho ông nội. Cũng trong một lần như thế vào năm 1982, tình cờ ba quen với một cô gái trẻ bán quán nhậu ở quê khi ấy. Mối quan hệ bí mật đã cho kết quả là một đứa con mà cho đến tận bây giờ, ba sẽ không có cơ hội để ý thức được mình đã từng chối bỏ giọt máu có hiếu nhất với ba, tôi tin chắc rằng như thế…
Thực ra tôi đã biết mình có đứa em ấy từ rất lâu rồi, nhưng mãi đến năm tôi được 18 tuổi, tôi mới gặp Em lần đầu tiên. Năm đó, tôi cùng ba về quê làm đám giỗ cho ông nội, tôi đã được hàng xóm dưới đó kể cứ mỗi lần về đám giỗ, ba đều ghé ngang nhà cô gái bán quán nhậu năm xưa, cho mẹ con họ một ít tiền rồi lẳng lặng bỏ về trong sự đợi chờ một câu thừa nhận của mẹ con cô gái hằng đêm mong mỏi.
Nhà cô ấy nghèo lắm, kể từ khi sinh ra Em, kinh tế gia đình ngày một đi xuống bởi một thân cô phải lo cho con mà không có sự san sẻ của người đàn ông đã gây ra tội lỗi. Em lớn lên trong sự thiếu thốn cả vật chất và tình thương của người cha nên trông em đáng thương đến lạ. Nhưng nói tôi không tin cũng không được, trong mấy anh em ai cũng giống mẹ, chỉ riêng cô bé ấy giống ba một cách lạ kỳ. Da ngăm đen, mắt một mí…không thể nào lẫn lộn vào đâu được.
Hôm ấy, Em đứng ở bờ rào, mắt đăm chiêu nhìn vào người đàn ông đang cười nói trong đám tiệc. Dù ở khoảng cách rất xa nhưng tôi vẫn cảm nhận được đôi mắt sâu thẳm ấy sự khát khao tình thương vô bờ bến của người cha. Tôi cầm nắm xôi và mấy miếng thịt gà để ra đưa cho Em, nhưng không hiểu sao, Em cắm đầu và bỏ chạy, đâu đó những giọt nước mắt còn lăn trên má, rớt xuống bờ ruộng trong cái u ám của những vệt khói lam chiều. Chẳng hiểu tại sao lòng tôi đau thắt, dù biết người con gái ấy là đứa em ruột của mình, nhưng ấn tượng duy nhất trong tôi khi ấy là đôi mắt thăm thẳm nỗi buồn của Em. Tôi quay lại, nhìn ba với ánh mắt dỗi hờn trách móc. Vì sao ba lại vô tâm như thế.
Sau lần ấy, nhiều lần tôi kể về Em với anh Hai và chị Ba, cả ba đều đồng ý đưa em lên Sài Gòn để cho Em cũng được học hành và chăm sóc. Mẹ có đôi chút dỗi hờn nhưng thời gian cũng làm cơn giận ấy nguôi ngoai, chỉ có ba nhất quyết không chịu dù thực tình tôi và các anh chị rất muốn ba nhận trách nhiệm và rước em về nhà.
Những lần giỗ sau, tôi đều theo ba về Gò Công. Ba vẫn vô tâm như thuở nào, em dù lớn lên đôi chút nhưng ánh mắt thăm thẳm nỗi buồn vẫn không hề thay đổi. Những lần như thế tôi đều cố gắng bắt chuyện với Em, thỉnh thoảng thấy Em cười tôi vui lắm, nhưng đâu đó giữa tôi và em vẫn là khoảng cách quá xa vời.
Không biết có phải vì bị ám ảnh bởi lỗi lầm mà mình gây ra hay không, nhưng ba nhậu nhiều hơn trước. Tính tình càng ngày càng cộc cằn, lúc ấy ba chỉ biết tìm quên trong men rượu. Rồi trong cơn say, ba bị xe đụng phải đi bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, những tưởng ba không qua nổi khi bị chẩn đoán chấn thương sọ não nặng nhưng cũng nhờ trời, ba cũng qua được cơn nguy kịch nhưng sau tai nạn ấy, ba trở nên khù khờ như đứa trẻ, chẳng thể nào nhận ra ai nữa.
Có lẽ hay tin ba bị đụng xe từ hàng xóm dưới quê, Em vội vàng lên thành phố mà chỉ kịp mang theo mấy bộ quần áo cũ. Em đứng ở lan can bệnh viện nhìn vào người cha tội lỗi của mình mà không dám bước vào. Cũng may, tôi nhận ra em và dắt vào giới thiệu với các anh chị, khi ấy Em chỉ biết khóc và thỏ thẻ: cho em ở đây chăm sóc ông ấy với anh chị nhé!
Tôi cùng anh chị không nói được điều gì, mà nói gì đây khi người Em mà ba chối bỏ trở về bên ba trong lúc ông kề cận với tử thần. Chẳng ai bảo ai, nhưng tôi biết ba anh chị em vừa hổ thẹn vừa khâm phục trước cô gái đứng trước mắt mình. Rồi em nói tiếp: dù thế nào đi nữa thì không có ông ấy thì cũng không có em ở trên đời này, em mang ơn ông ấy dù ông ấy không nhận em…
Gần cả tháng trời ba ở bệnh viện, em không rời nửa bước. Thi thoảng, tôi lại bắt gặp những cử chỉ thân thiết lạ lùng của em với người cha đã ruồng bỏ Em hơn hai mươi năm ròng. Ngày ba ra viện, ba cũng chẳng biết nhớ được em là ai, thế là Em lại lặng lẽ trở về dù chúng tôi và cả mẹ khuyên em ở lại. Em chỉ nói: Ông ấy khỏe là em vui rồi, anh chị ráng chăm sóc cho ông ấy nhé, em còn mẹ ở dưới nên phải về! Thêm một lần nữa trong đời tôi chứng kiến cảnh em quay lưng, nhưng lần này Em không khóc, tôi biết em đang hạnh phúc với khoảng thời gian ngắn ngủi được ở bên ba.
Ba biết không, chẳng phải ba đứa con của ba, mà chính người con thứ tư ấy mới là người ở bên ba trong những lúc thập tử nhất sinh. Có lẽ ba sẽ không có cơ hội để trả món nợ ân tình ấy nữa nhưng con biết, Em không bao giờ trách ba cả.
Cảm ơn em đã dạy cho những người anh chị lớn hớn hơn mình những bài học sâu sắc từ tấm lòng của em. Dù ba mẹ có như thế nào đi nữa ba mẹ vẫn là tất cả phải không em, công sinh thành mới là trời bể. Với ba và cả với anh, sẽ chẳng có lời tri ân nào cho đủ với những tình cảm cao đẹp của Em.