Du khách đến Cần Thơ, hầu như ai cũng muốn tham quan các chợ nổi Cái Răng, Phong Điền nhưng ít người biết đến dịch vụ homestay, nghỉ lại trong nhà người dân ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền để cùng sinh hoạt, làm việc và tìm hiểu văn hoá của cư dân địa phương, dạo quanh các cù lao thưởng ngoạn không gian miệt vườn mang nhiều nét đặc trưng vùng nông thôn đồng bằng Nam bộ.


Từ bến Ninh Kiều, trung tâm thành phố Cần Thơ, du khách có thể đi đường bộ, khoảng hơn chục cây số là đến xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền khá dễ dàng; nhưng hay nhất vẫn là dùng tắc ráng - loại thuyền có thể đi được ở sông và len lỏi được ở những con kênh, con rạch nhỏ với chiếc máy cơ ng gắn bên ngoài.


Tắc ráng là phương tiện rất cơ ng, kênh rạch lớn nhỏ đều vào được. Trong ảnh, chiếc tắc ráng đưa du khách len lỏi qua rạch Mỹ Khánh, rạch Sau đến với các điểm homestay.


Sân trước ngôi nhà chính của chú Mười Cương, trước sân phơi hạt ca cao.


Thu hoạch trái ca cao chín để làm sô-cô-la và ủ rượu.


Trái ca cao được đập ra để lấy ruột, chiết nước cốt làm rượu và ủ theo kỹ thuật với nhiệt thích hợp để hạt dậy men cho chất ca cao đạt chất lượng. Trong ảnh, đập trái ca cao lấy ruột để ủ.


Hạt ca cao đã phơi khô bỏ vào rang trong chiếc lồng sắt, quay đều bằng tay (trông như cái máy trộn hồ), sử dụng cây khô trong vườn làm chất đốt. Một quy trình tận dụng không bỏ sót vật bỏ đi của cây trong vườn. Hạt rang xong phải chờ cho nguội để bóc vỏ rồi xay bằng cối xay tự chế, dùng mô tơ quay với hai khối đá ép hạt tạo ra bột.


Nhiều du khách nước ngoài nghỉ trọ homestay thích tắm ở các đoạn sông ở xã Mỹ Khánh.


Đạp xe trên những con đường làng quanh co.



Hồi hộp nhưng thích thú khi “mạo hiểm” đi qua cầu khỉ.


Những gì quen thuộc, bình thường với người địa phương đều có thể là những khám phá, lạ lẫm đối với du khách nước ngoài. Hai du khách nữ tỏ ra thích thú khi tận tay sờ trái mít trên cây ven đường làng.
(Sưu tầm từ Internet)