chuyển nhà thành hưng Hiện tại, khi đã trải qua 4 năm đưa sản phẩm bộ tranh in gỗ đến với nhiều trường học, tiếp cận trẻ em, phụ huynh hai miền Nam - Bắc, Nguyễn Thị Thanh Mai vẫn trăn trở suy nghĩ về việc phát triển sản phẩm hiệu quả hơn nữa.
Duyên nợ với tranh Đông Hồ là cách Mai lý giải về quyết định tưởng chừng như rất điên rồ: từ bỏ công việc mình đã gắn bó 4 năm tại Singapore để quay về nước, theo đuổi dự án như một doanh nghiệp xã hội, hướng đến giáo dục thế hệ trẻ về nét đẹp dòng tranh truyền thống. Đó là mục tiêu cô gái trẻ sinh năm 1987 tự đặt ra cho mình.
Cô hào hứng khoe bộ tranh in gỗ xinh xắn mà đi đâu cũng cầm theo. Mỗi bộ sản phẩm gồm giấy điệp, khung gỗ vuông định hình, 5 miếng vải, que gỗ lấy màu, bản khắc gỗ theo hình ngộ nghĩnh. Công đoạn để cho ra tác phẩm khá đơn giản: đầu tiên cố định vải vào khung gỗ, cho màu lên vải, sau đó ấn bản khắc vào màu và in lên giấy điệp. Mỗi lần chỉ in một màu, các màu phải khít với nhau.
Nguyễn Thị Thanh Mai, sáng lập thương hiệu Ingo với sản phẩm tranh in gỗ dành cho trẻ.
Nguyễn Thị Thanh Mai, sáng lập thương hiệu Ingo với sản phẩm tranh in gỗ dành cho trẻ.
Tranh Đông Hồ là nghệ thuật in tranh thủ công, bức tranh hoàn thành do sự ghép lại của các mảng màu, in theo đúng trình tự nhất định: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen. Bộ sản phẩm của Mai giữ nguyên những quy tắc của dòng tranh dân gian, nhưng được thiết kế để gần gũi hơn với trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên. Hình khắc cũng trẻ trung, mang hơi hướng hiện đại, hình ảnh các bé tương tác với con vật thân thuộc.
Mai bồi hồi kể, để có được sản phẩm như bây giờ là quá trình tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến nhiều lần, với những chuyến bay xuôi ngược Singapore -Việt Nam, TP HCM - Bắc Ninh. http://chuyennhathanhhunghanoi.com
Năm 2006, trong hành lý của cô gái trẻ qua du học đảo quốc sư tử là những bức tranh Đông Hồ được mẹ đặt cẩn thận trong vali, với suy nghĩ con có thể dùng tranh làm quà tặng cho bạn bè quốc tế. “Mình nghĩ ai đi nước ngoài đều mong muốn đem theo món đồ thể hiện rõ văn hóa, truyền thống đất nước”, Mai nhớ lại.
Nhưng cô thú nhận, lúc đó mình gần như không biết gì về dòng tranh dân gian này. Rồi trên những chuyến du lịch đến nhiều đất nước, cô khát khao đưa vẻ đẹp tranh dân gian của nước mình đến với nhiều người hơn. Đó cũng là lúc Mai miệt mài tìm hiểu về dòng tranh cổ truyền qua Internet.
Nhân dịp về quê ăn Tết, Mai quyết định tìm đến làng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh. Gặp gỡ gia đình nghệ nhân nổi tiếng là ông Nguyễn Hữu Sam và con dâu, cô Nguyễn Thị Oanh, cùng nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Mai đi từ sự ngỡ ngàng đến thán phục, thích thú khi được tận mắt chứng kiến qua trình làm tranh hoàn toàn thủ công.
Cô gái đưa tranh Đông Hồ đến với trẻ em - 1
Những mẫu thiết kế của Thanh Mai.
Mai nhận ra, Đông Hồ lưu giữ nét đẹp dân gian không chỉ bởi tuổi đời, mà bởi nội dung tranh mộc mạc, xung quanh hình ảnh dung dị đời thường, màu sắc pha chế từ cây cỏ làng quê: màu đỏ nghiền từ sỏi son, vàng từ hoa hè, xanh là màu lá chàm, đen từ than lá tre, nghiền vỏ sò điệp có được màu trắng. Nhìn bàn tay nghệ nhân khéo trên từng bản khắc, Mai chợt thấy xót xa khi làng tranh nổi tiếng ngày nào, giờ chỉ hai hộ gia đình còn theo đuổi nghề. “Mình phải làm một điều gì đó”, Mai quyết định. Ý tưởng cho bộ sản phẩm tranh khắc gỗ dành cho trẻ em ra đời.
Mai muốn bắt đầu với thế hệ trẻ. Qua việc chơi đùa, lắp ghép, tiếp xúc trực tiếp với giấy điệp, các em sẽ có khái niệm đầu tiên về nét văn hóa Đông Hồ. “Biết đâu 5-10 năm sau, từ những kiến thức đầu tiên trải nghiệm làm tranh, các em sẽ tìm hiểu thêm về dòng tranh này, và lan tỏa đến nhiều người hơn”, Mai nói với ánh mắt tràn đầy niềm tin.
Có ý tưởng, cô quay trở lại Singapore tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xã hội do một tổ chức phi lợi nhuận của Đức phát triển. Mai được đến New York hai tháng rưỡi để đào tạo, 10 tháng tiếp theo tại Việt Nam, cô triển khai dự án của mình với sự tư vấn của tổ chức. Cuối năm 2014, Mai đi đến quyết định nghỉ việc, trở về nước để hoàn toàn chuyên tâm vào phát triển sản phẩm.
Thời gian đầu, cô tự bỏ tiền túi ra làm mẫu sản phẩm đầu tiên. Rồi Mai nhận ra nếu đặt nghệ nhân làm thủ công hoàn toàn sẽ mất nhiều thời gian và giá cả của mỗi bộ lên đến hơn 3 triệu đồng, khiến mô hình khó tiếp cận với nhiều phụ huynh. Cô cải tiến thiết kế, đặt khắc thô bằng máy, các công đoạn như gọt tỉa, chà nhám, sơn thì làm bằng tay. Mai vẫn sử dụng giấy điệp từ làng Đông Hồ, được làm từ vỏ cây dó, quét lên một lớp hồ trộn với vỏ sò điệp nghiền nát, bởi muốn trẻ em được cảm nhận trực tiếp bằng tay.
Có sản phẩm, Mai tổ chức buổi học, giao lưu về tranh Đông Hồ, tham gia các ngày hội văn hóa cuối tuần để quảng bá, lấy ý kiến phản hồi tại TP HCM và Hà Nội. Trái với lo lắng rằng sẽ ít gia đình quan tâm về dòng tranh dân gian, sự kiện thu hút hơn 100 gia đình ở mỗi thành phố. Giải đáp hàng loạt tò mò của các em như tại sao giấy lại có màu vàng và lấp lánh, màu sắc làm từ đâu, nhìn cả người lớn lẫn trẻ con thích thú in màu… khiến Mai càng thêm tin tưởng con đường mình đã chọn. Cô mời hẳn nghệ nhân Đông Hồ từ Bắc vào TP HCM trực tiếp hướng dẫn các em.
Cô gái đưa tranh Đông Hồ đến với trẻ em - 2
Các buổi workshop hướng dẫn trẻ em in tranh giúp bé hiểu thêm về văn hóa Đông Hồ.
Qua những buổi workshop, quan sát việc sử dụng sản phẩm, Mai tiếp tục cải tiến thiết kế và nội dung hình. Cô sáng tạo nên chiếc khung gỗ cố định vải đựng màu để các em nhỏ tuổi dễ thực hiện thao tác hơn. “Mình liên tục thay đổi để bộ tranh in thân thiện hơn với trẻ em”, cô gái trẻ cho biết.
Theo đuổi dự án đến năm 2015, tài chính cạn kiệt bởi những chuyến đi xuôi ngược Bắc - Nam, Mai tìm một công việc ổn định để nuôi bản thân, song song với phát triển sản phẩm. Năm 2016, dự án xin được quỹ tài trợ từ tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, Mai nghỉ việc để tiếp tục tập trung hoàn toàn cho bộ in tranh. Cô liên kết cùng các nghệ sĩ đương đại sáng tạo nội dung để tạo hứng thú cho trẻ như hình con vật, trò chơi dân gian, đồng thời tìm đến tổ chức giáo dục của Đan Mạch tại Việt Nam, học hỏi thêm cách tương tác, gợi lên sự tò mò ở trẻ qua các câu chuyện kể, ngôn ngữ cơ thể.
Mai hào hứng kể lại, các bé sau khi nắm được quy luật thì tự mình pha các màu lại với nhau tạo thành màu mới, hay chấm tay vô màu để vẽ thêm chi tiết lên tranh. “Vì hướng đến mục đích giáo dục nên bộ sản phẩm cần kích thích sự sáng tạo ở trẻ”, cô gái chia sẻ. Nhiều phụ huynh tỏ ra thích thú ngồi in tranh cùng con, tạo sự gắn kết gia đình.
Để Đông Hồ đến gần hơn với công chúng, đối tượng cô muốn mở rộng là các trường học, nơi có thể lồng ghép vào tiết mỹ thuật hay sân chơi ngoại khóa. Không có mối liên hệ nào, Mai đem sản phẩm… đến thẳng phòng Giáo dục quận 1, TP HCM để trình bày dự án và nhờ phòng giới thiệu trường học trên địa bàn. “Giờ ngẫm lại mới thấy mình thật dũng cảm và có phần hơi “điên”, nhưng may là cô phó phòng đã rất tận tình giúp đỡ”, Mai vui vẻ kể.
Tổ chức sự kiện thử nghiệm đầu tiên tại trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1 thành công, Mai cũng nhận được lời mời từ hai trường quốc tế để đưa bộ sản phẩm đưa vào tiết học ở trường.
Cô gái trẻ đang trong quá trình chuẩn hóa quy trình sản xuất cũng như chuỗi cung ứng, đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức thêm nhiều hoạt ng để kết nối sản phẩm với cả khách quốc tế lẫn trường học trong nước. “Phía trước là một hành trình dài, nhưng mình cảm thấy hạnh phúc, bởi công việc này đang tạo nên hệ sinh thái kết nối khách hàng, nghệ nhân, nhà làm giáo dục..., góp phần duy trì nét đẹp văn hóa dân tộc ”, Mai mỉm cười.
Đánh dấu