Nhà Mỹ Linh, Thành Chương khó xử lý
Xuất bản: Thứ năm, 9/5/2013, 21:42 [GMT+7]
Theo VnExpress

http://chungcuriversidethanhdam.blogspot.com/

Ở Sóc Sơn, trên các diện tích rừng hàng trăm ngôi biệt thự mọc lên từ nhiều năm nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Theo lãnh đạo huyện Sóc Sơn, ngoài gia đình Mỹ Linh, Thành Chương, hàng trăm hộ dân khác cũng xây biệt thự không phép, hoặc trái phép trên đất rừng.

>> chung cư riverside thanh đàm hoàng mai Cận cảnh Việt phủ Thành Chương
>> Sẽ đập nát Việt Phủ Thành Chương?
>> “Xẻ thịt” đất rừng để thỏa mãn thú chơi đại gia
>> 'Việc ca sĩ Mỹ Linh dựng nhà quá 200m2 là sai'
>> Vụ 'xẻ đồi rừng xây biệt thự' ở Ba Vì: Kỷ luật 11 cán bộ

Khu vực chân núi, trên cánh rừng do Công ty Lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý hiện có hàng chục khu nhà kín cổng cao tường xây theo kiểu biệt thự nghỉ dưỡng với vườn cây, ao cá, tiểu cảnh...

Trong đó, Việt phủ Thành Chương được xây dựng trên diện tích hơn 8.000 m2 đất rừng đặc dụng ở xã Hiền Ninh và đang xây những hạng mục tiếp theo. Còn khu đất hơn 12.000 m2 của gia đình ca sĩ Mỹ Linh gồm nhiều công trình được xây trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú, liền kề với nhiều khu biệt thự rộng hàng nghìn m2 khác.

Những biệt thự, nhà hàng, thậm chí cả nhà nghỉ ở đây hoàn toàn nằm trên đất rừng và mọc lên ngày càng nhiều. Những cánh rừng, trong đó có nhiều diện tích rừng phòng hộ bị chia cắt bởi những tường rào cao hàng mét. Một số ao phục vụ tưới, tiêu, điều hòa và phòng chống cháy rừng đã bị san lấp.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Nguyệt, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn khẳng định, diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ không thuộc quyền quản lý của UBND huyện mà của Công ty lâm trường Sóc Sơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng... Những vụ việc vi phạm đất rừng phòng hộ và đặc dụng được nêu trong kết luận của Sở Tài nguyên Môi trường hầu hết là những vi phạm cũ, đã được Thanh tra Chính phủ kết luận từ năm 2006.

Về những vi phạm của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, Việt phủ Thành Chương cùng nhiều hộ gia đình khác, ông Nguyệt cho hay, khi thay đổi công tác cán bộ, ông không nhận được hồ sơ bàn giao từ lãnh đạo nhiệm kỳ trước. UBND huyện không phải là đối tượng trong kết luận thanh tra, còn Công ty Lâm trường Sóc Sơn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nằm ngoài diện quản lý của UBND huyện.

Tuy nhiên, để tháo gỡ, theo ông Nguyệt, từ năm 2006 huyện đã kiến nghị thành phố "cần phải giải quyết từ khâu chính sách". Cụ thể, UBND Hà Nội cần quy hoạch rừng, bao gồm đo đạc, cắm mốc (huyện được giao nhiệm vụ và đang đo đạc, chờ kinh phí cắm mốc); rà soát, đo đạc lại bản đồ địa chính; lập dự án, giao đất giao rừng. Sau khi giao, huyện sẽ xác định chủ rừng cũ là ai, mới là ai, có đúng quy định không, từ đó mới giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

"Lúc đó rừng được giao mới là hợp pháp và mới có hướng xử lý đối với các diện tích rừng có các công trình xây dựng nêu trong kết luận thanh tra. Trên diện tích ấy nếu làm nhà ở bình thường thì được. Song, nếu làm dự án du lịch, vui chơi thì phải theo quy định của luật", ông Nguyệt nói.