NHIỄM GIUN LƯƠN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
(Strongyloides Stercoralis)
BS. Nguyễn Ngọc Ánh


Giun lươn là một bệnh ký sinh trùng lây qua da và niêm mạc, ước tính trên thế giới có khoảng 75 triệu người mắc, bệnh phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng, ẩm, điều kiện vệ sinh kém, vùng lưu hành nhiều nhất là Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Mỹ Latinh, châu Phi cận Sahara và ở Đông Nam Hoa Kỳ. Ở nước ta từ Lâm Đồng cho đến Cà Mau tỷ lệ nhiễm giun lươn là khá cao trong dân số. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể mà chúng di chuyển qua như: da, tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết.... gây ra nhiều triệu chứng như nổi mề đay, ngứa da, có khi đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ho kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

1. GIUN LƯƠN THƯỜNG KÝ SINH Ở ĐÂU TRONG CƠ THỂ?

Khởi đầu là nhiễm ấu trùng giun lươn có tên khoa học là filariform, ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc niêm mạc từ đất bị nhiễm. Sau đó nhiễm ấu di chuyển đến phổi và xâm nhập vào khoang phế nang; di chuyển qua cây phế quản đến vùng hầu họng, sau đó được nuốt xuống dạ dày ruột non.

Tại ruột phát triển thành giun lươn trưởng thành gây bệnh tại ruột, giun lươn cái xuyên thủng niêm mạc ruột chui vào sống trong thành ruột gây viêm loét ở đoạn tá tràng. Giun cái đẻ trứng trong thành ruột khoảng 50-70 trứng mỗi ngày. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng chui ra lòng ruột và theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh ấu trùng tiếp tục lây nhiễm cho người.




Siêu âm bụng cho thấy hình ảnh bức tường dày của ruột non do giun lươn ký sinh.

[img][/img]

Sơ đồ biểu vòng đời của giun lươn


II. BỊ NHIỄM GIUN LƯƠN THƯỜNG CÓ BIỂU HIỆN GÌ?

Lươn cấp tính

Dấu hiệu ban đầu của giun lươn cấp tính là ngứa cục bộ, ban đỏ phát ban ở vị trí thâm nhập da. Bệnh nhân sau đó có thể có biểu hiện kích thích khí quản và ho khan do ấu trùng di chuyển tới phổi và khí quản. Sau đó ấu trùng tiếp tục di chuyển tới thực quả và được nuốt vào đường tiêu hóa, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn. ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ. Đau bụng có thể ở bất cứ vị trí nào nhưng thường hay đau vùng trên rốn và vùng bên phải. Vì vậy dễ chẩn đoán nhầm là đau bao tử; đau do gan mật; đầy hơi trướng bụng.


[img][/img]



Hình ảnh viêm loét niêm mạc tá tràng do nhiễm giun lươn trên XQ
Biểu hiện ở các cơ quan khác như viêm phổi gây ho, khó thở (Xquang phổi có vùng thâm nhiễm), viêm đa khớp, đau cơ, phù toàn thân, phì đại hạch... Có trường hợp tìm thấy ấu trùng trong nước tiểu.



Hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hai phổi

Lươn mạn tính

Lươn mạn tính thường ít biểu hiện triệu chứng, đôi khi rối loạn tiêu hóa, ngứa, ban đỏ thâm nhập da là phổ biến nhất. Những biểu hiện ở đường tiêu hóa như là: đau vùng thượng vị, tức bụng sau khi ăn, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón. Các triệu chứng giống như bệnh viêm ruột, chủ yếu là viêm viêm loét tá tràng được chẩn đoán qua hình ảnh nội soi




Tổn thương viêm, loét hóa mủ, chảy máu đường tiêu hóa do nhiêm giun lươn qua nội soi

Các triệu chứng ở da bao gồm mày đay mạn tính, dầy hơn các vết bầm máu (currens) nốt dát sần serpiginous dạng ecpet tái phát nhiều lần hoặc phát ban mày đay dọc theo mông, đáy chậu và đùi.

[img][/img]

Hội chứng Hyperinfection và lươn phổ biến (Hội chứng tăng nhiễm)

Hội chứng tăng nhiễm ấu trùng giun lươn là một trong những đặc điểm lâm sàng nặng của bệnh giun lươn và có tỷ lệ tử vong cao hơn 85%. Hội chứng được đặc trưng bởi bệnh nhân mang một lượng lớn ấu trùng từ chu trình tự nhiễm và hầu hết thường gặp trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Biểu hiện tiêu hóa

- Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy

- Ruột, phù ruột, tắc ruột

- Loét niêm mạc, xuất huyết ồ ạt, nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc hoặc vi khuẩn tiếp theo

Biểu hiện phổi

- Ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng

- Viêm phổi

- Ho ra máu

- Suy hô hấp

- Tổn thương thâm nhiễm phổi lan tỏa trên hình ảnh XQ

Phát hiện thần kinh

Viêm màng não gồm màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng cứng, khoang dưới nhện

Các dấu hiệu và triệu chứng toàn thân

- Phù ngoại vi và cổ trướng thứ cấp giảm albumin máu do mất protein từ ruột tái phát nhiễm khuẩn gram âm/nhiễm trùng huyết từ ấu trùng mang vi khuẩn xâm nhập vào qua da, niêm mạc. Tăng bạch cầu eosin ngoại vi

Biểu hiện ở da

- Dát sẩn tái phát hoặc phát ban mày đay thường được tìm thấy dọc theo mông, đáy chậu, và đùi tái phát nhiều lần, có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trên da.




A. Hình ảnh viêm phổi do giun lươn liên quan đến Hội chứng tăng nhiễm giun lươn. B. Ấu trùng di chuyển đến hệ bạch huyết dưới da (mũi tên). C.Trứng ấp trong ruột của con người.

III. CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN LƯƠN DỰA VÀO
1. Lâm sàng: dựa vào các triệu chứng sau:

- Đau bụng: đau âm ỉ, có lúc thành cơn.

- Đi cầu: có biểu hiện rối đôi khi phân lỏng.

- Nổi mề đay, ngứa, khó chịu, thường xuất hiện ở mông, lưng, tay, đùi...

- Hội chứng tăng nhiễm.

2. Cận lâm sàng:

2.1. Xét nghiệm.

- Xét nghiệm phân tìm ấu trùng trong phân.

- Xét nghiệm đàm nếu có ho khạc đàm.

- Chẩn đoán huyết thanh ELISA.

IV. ĐIỀU TRỊ.

Nguyên tác ưu tiên điều trị nguyên gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa.

- Điều trị đặc hiệu. Tùy theo giai đoạn và mức bệnh có thể sử dụng các thuốc và liều lượng khác nhau như: Albendazole, Ivermectin

- Điều trị triệu chứng, giảm đau, kháng viêm, kháng Histamin,

- Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa (Disseminated Strongyloidiasis) đều cần phải được điều trị.

V. ĐIỀU TRỊ KHÔNG TRIỆT ĐỂ CÓ THỂ GÂY CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM DO ẤU TRÙNG DI CHUYỂN LẠC CHỖ

- Ở hệ thần kinh: ấu trùng giun lươn phát triển trong lòng ruột sau đó xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não khiến cho nhiều thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý viêm màng não do virut, vi khuẩn, lao, nấm... Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và tử vong nhiều nhất.

- Ở hệ hô hấp: giun lươn còn có thể gây ra viêm phổi, áp-xe phổi, xuất huyết phổi gây khó thở...

- Nhiễm khuẩn huyết: Biến chứng của viêm da là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết, bên cạnh đó sự di chuyển tự do của giun lươn trong cơ thể cũng góp phần gây nên biến chứng này.

- Ở hệ tiêu hóa: ký sinh trùng ký sinh trong thành ruột đẻ chứng ở đó gây biến chứng viêm ruột, tắc ruôt, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường mật. Ngoài ra bệnh còn gây tổn thương trên nội tâm mạc, viêm tụy, suy gan, suy thận.

- Ở hệ thần kinh: ấu trùng giun lươn phát triển trong lòng ruột sau đó xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não khiến cho nhiều thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý viêm màng não do virut, vi khuẩn, lao, nấm... Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và tử vong nhiều nhất.

Người mắc bệnh giun lươn cần được theo dõi và điều trị tại có sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng.

VI. PHÒNG BỆNH

- Việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm, và lây lan trong cộng đồng:

- Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác

- Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi

- Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao ng và sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.

- Nên chủ ng khám, xét nghiệm định ký 6 tháng hoặc 1 năm một lần

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.


PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

Số ĐT tư vấn điều trị: 0912 444 663 (Gặp BS Nga)
Website : http://www.benhgiunsan.com/
Địa chỉ phòng khám : 119/11 Nguyễn Văn Cừ, P2, Q5, TP.HCM
Số điện thoại : 0912 171 177 (A. Ánh)