https://factoryoutlet.asia/vi/blog


Giày cao gót - không thể sống với chúng nhưng không thể sống mà thiếu chúng (can’t live with ’em, can’t live without ’em - câu nói của Flounder trong Animal House năm 1978). Là một thứ không thể thiếu trong tủ thời trang của bạn. Nhưng không có gì tệ hơn khi màn đêm buông xuống bạn mang một bộ cánh tuyệt vời để xuống phố nhưng phải ngồi như bị ra rìa cả tiếng đồng hồ chỉ vì đôi chân bạn đang bị đau vì mang chúng.

Đó là câu hỏi muôn đời của những tín đồ giày cao gót: Làm thế nào để không bị đau chân khi mang chúng? Điều này có thực sự là viễn vông? Hay chúng ta phải chấp nhận chịu đau để đánh đổi dáng vẻ tuyệt vời mà giày cao gót mang lại cho ta? Thật ra thì, 1 đôi giày cao gót sang chảnh, đôi bàn chân không đau không phải là hai khái niệm triệt tiêu lẫn nhau.

Chúng tôi đã nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về chân, Tiến sĩ Catherine Moyer, người đã cho chúng tôi tám mẹo để tiếp tục mang giày cao gót sành điệu mà không bị đau chân.

1. Đảm bảo bạn đang đeo đúng cỡ giày

Sai lầm số một của phụ nữ là đeo giày không đúng size. Size chân của bạn thay đổi qua nhiều năm, thậm chí là tăng hẳn cả 1 size đặc biệt là sau khi sinh con. Vì vậy hãy đo chân bạn mỗi năm 1 lần hoặc đo đầy đủ cả chiều dài chiều rộng trước khi đi mua giày.

2. Hiểu biết về dạng chân của mình



Bạn nên biết dạng bàn chân của mình. Cách tốt nhất là gặp một bác sĩ chuyên về chân. Họ sẽ cho bạn biết chính xác dạng bàn chân của bạn và kiểu giày gì thì sẽ thích hợp nhất. Nếu bạn không thể đi gặp bác sĩ, có một mẹo đơn giản là làm ướt chân, sau đó dẫm lên tờ giấy xi măng (giấy kraft), dấu chân trên tờ giấy sẽ cho bạn biết bàn chân bạn bẹt hay vòm chân cao. Sau khi biết được dạng bàn chân của mình, bạn có thể tham khảo mẫu bàn chân đó thường gặp những hội chứng đau chân gì.

3. Gót càng dày càng tốt.

Tránh những đôi giày có gót mỏng và nhọn. Vì chúng dễ khiến bạn khi bước đi khó giữ thăng bằng. Nếu vào những dịp đặc biệt, trang phục của bạn buộc bạn phải kết hợp với giày gót nhọn, thì chỉ cần bạn không mang chúng mỗi ngày, nếu không bạn nên thay bằng giày gót vuông, hoặc gót trụ.

4. Tránh giày có đế mỏng, hoặc có thể chọn loại có đế dầy (platform)

Đế mỏng sẽ khiến lòng bàn chân của bạn mỏi và đau nhức. Hãy chọn những đôi có đế dầy hoặc dạng platform. Phần đế mềm dạng cao su sẽ giảm thiểu tối đa sức ép nơi lòng bàn chân, khiến bạn cảm thấy êm ái hơn khi di chuyển.

5. Nghỉ giải lao

Sau một ngày dài với đôi giày cao gót, bàn chân bạn cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hãy nằm và để chân cao lên tường cho máu lưu thông ngược lại và xoa bóp mắt cá chân, duỗi các ngón chân ra.

6. Xoa bóp chân



Duỗi và bóp quanh phần mắt cá, mu bàn chân, sau đó kéo các ngón chân lại, làm căng gân phần gót và phần cơ của bắp chân. Bóp 2 bên cạnh của bàn chân, rồi tới lòng bàn chân. Lúc này chân bạn đã được thư giãn hơn rất nhiều rồi.

7. Thử mang giày có bản rộng phần trên của chân

Độ bao phủ bàn chân của bạn càng nhiều thì càng tốt cho chân của bạn. Thỉnh thoảng, boot cao gót có thể giúp bạn mang cả ngày được. Nếu vào mùa hè, bạn có thể chọn phần quai ngang to bản hoặc có quai cài quanh mắt cá. Nếu dốc của giày dễ khiến chân bạn chúi xuống tạo ra các vết cọ sát phồng rộp thì giày có quai quanh mắt cá là một lựa chọn tối ưu cho bạn.

8. Miếng đệm ngón chân silicon thật sự có ích



Có một thứ bạn nên thử đó là miếng đệm ngón chân silicon, sản phẩm này sẽ khiến phần trước của chân bạn được nâng cao lên và bàn chân của bạn sẽ đỡ bị dốc hơn, vì vậy mà cũng đỡ bị đau hơn. Và vì chúng được làm từ silicon nên sẽ cố định bàn chân của bạn hơn, tránh trượt nhoài về phía trước hoặc lỏng lẻo lắc lư, sự êm ái của silicon cũng bảo vệ phần ngón chân bạn khỏi ma sát, phồng rộp hoặc chai chân.

Chúc bạn sau khi đọc bài này sẽ biết cách tránh cho chân mình không còn bị đau nữa mỗi khi đeo giày cao gót. Để có những đôi giày cao gót hàng hiệu giá tốt click link sau nhé giày cao gót hàng hiệu giá tốt