Thủ tục ly hôn với chồng nước ngoài

Có rất nhiều trường hợp các cô gái Việt Nam sau khi có chồng người nước ngoài(Nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc) bỏ về, không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh quan hệ hôn nhân của mình, trình lại có hạn nên gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết ly hôn.
Nhiều phụ nữ đang gặp khó do các quy định của pháp luật nước ta vẫn chủ yếu dành cho việc thực hiện kết hôn và quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các cặp hôn nhân mà có một bên là người nước ngoài. Các quy định về việc ly hôn rất ít, nếu có cũng chủ yếu là để giải quyết cho các trường hợp ly hôn với một bên là người nước ngoài ở những nước đã có Hiệp định tương trợ tư pháp. Đối với các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp như (Đài Loan, Hàn Quốc) thì chưa có những hướng dẫn đầy đủ.
Thực tiễn hành nghề Luật sư nhận thấy cũng có nhiều phụ nữ khi từ nước ngoài trở về xin ly hôn chỉ mang theo được chứng nhận đã đăng ký kết hôn và khai địa chỉ chồng theo đăng ký kết hôn. Song, thực tế địa chỉ đã có thay đổi nên việc liên hệ để biết được địa chỉ hiện tại của đương sự và yêu cầu họ có ý kiến là một việc vô cùng khó khăn. Có rất nhiều trường hợp do trình có hạn, khi về Việt Nam có đưa bản thỏa thuận ly hôn của chồng, song không được chính quyền sở tại ký và do đó cũng không thể hợp pháp hóa lãnh sự.
Cũng có rất nhiều trường hợp các cô gái sau khi có chồng ở nước ngoài bỏ về quê, không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh quan hệ hôn nhân của mình với chồng bên kia thế nào. Trường hợp này Tòa án Việt Nam cũng không thể xem xét và giải quyết, xét xử người nước ngoài theo dạng “người vắng mặt tại nơi cư trú” hay theo dạng “mất tích” được vì các quy định về trường hợp này được quy định cho giải quyết đối với những người có nơi cư trú là ở Việt Nam. Hơn nữa, Nếu có các tài liệu để xét xử được thì ngay sau khi tòa đã tuyên án xong, việc tống đạt bản án cho đương sự ở nước ngoài cũng là điều rất khó khăn.
Lưu ý rằng trước khi về Việt Nam xin ly hôn, các cô gái kém may mắn cần làm các việc sau: Đến tòa án hoặc phòng hộ tịch nơi mình ở tại địa phương đó làm bản thỏa thuận ly hôn với chồng nếu chồng đồng ý; hoặc yêu cầu tòa án ở nơi mình ở giải quyết cho ly hôn; hoặc yêu cầu chồng có ý kiến về việc hôn nhân (đồng ý hoặc không đồng ý ly hôn). Tiếp đó, mang các tài liệu trên tới Bộ Ngoại giao nước họ để chứng nhận. Khi về tới Việt Nam, mang tài liệu này tới Sở Ngoại vụ các tỉnh để được hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự. Khi đến tòa án địa phương (cấp tỉnh), phải mang các tài liệu kể trên, kèm theo hộ khẩu, đăng ký kết hôn, CMND,…
Luật sư: Lê Huy Quang – Giám đốc Công ty luật hợp danh Danzko Đoàn Luật sư Hà Nội. Trụ sở: 33 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 043.7931223. Fax: 043.7931224. DD: 0904230023/0912519823. Site: www.tuvanphapluat.mobi. www.thutuclyhon.vn . Email: huyquang12001@yahoo.com Tuvanphapluat.mobi@gmail.com