Lương trong doanh nghiệp FDI – Đối với lao ng làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, thì mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao ng đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.

Đối với người lao ng đã qua học nghề mà mức lương đã được thoả thuận trong HĐLĐ hoặc trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng cao hơn mức Nhà nước qui định, thì kể từ ngày 01/02/2006 mức điều chỉnh cụ thể do người sử dụng lao ng và người lao ng thoả thuận. (Theo Công văn số 2473/LĐTBXH-TL ngày 21/7/2006). ./.

Giá tính thuế xe ôtô nhập khẩu – Trường hợp xe bị tai nạn và đã được sửa chữa tại nước ngoài, phải có xác nhận trên giấy Certificate of title chứng minh xe đã bị tại nạn đồng thời phải thể hiện rõ tình trạng xe bị tai nạn trên hồ sơ hải quan khi nhập khẩu, gồm: hợp đồng ngoại thương, khai báo trên tờ khai hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá của cơ quan hải quan, kết quả kiểm tra của cơ quan đăng kiểm, tờ khai nguồn gốc,… mới được khấu trừ.

Mức khấu trừ cụ thể căn cứ vào tình trạng thực tế của xe khi nhập khẩu. (Theo Công văn số 3319/TCHQ-KTTT ngày 25/7/2006).

Xử lý thuế theo chính sách nội địa – Một doanh nghiệp nhập khẩu chậm nộp báo cáo quyết toán cho cơ quan hải quan do không thuê được cơ quan kiểm toán, nhưng đến thời điểm hiện tại đã nộp báo cáo quyết toán theo qui định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm báo cáo quyết toán, nhưng cho áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá thực tế. (Theo Công văn số 3296/TCHQ-KTTT ngày 21/7/2006).

Thuế suất thuế GTGT - Về việc xác định thuế suất thuế GTGT đối với việc bán ôtô cho doanh nghiệp chế xuất, theo Tổng cục Thuế thì, do ôtô là phương tiện vận tải không chỉ sử dụng chạy trong nội khu, mà được lưu hành trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nên không thể phân biệt giữa ôtô do doanh nghiệp chế xuất sử dụng và ôtô do doanh nghiệp nội địa sử dụng.

Vì vậy, doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu ôtô dưới 24 chỗ ngồi từ nước ngoài phải nộp thuế nhập khẩu và thuế TTĐB theo chế hiện hành. Nếu mua của doanh nghiệp nội địa sản xuất, lắp ráp thì phải nộp thuế TTĐB và thuế GTGT theo chế hiện hành. (Theo Công văn số 2689/TCT-PCCS ngày 28/7/2006).

Xử phạt vi phạm thuế - Đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai đang trong thời gian hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN bị phát hiện có những vi phạm như tăng chi phí để tăng lỗ, tăng chi phí để giảm lãi, giảm chi phí để tăng lãi và xác định không đúng các điều kiện để hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN thì, nếu vi phạm được kiểm tra phát hiện ngay trong những năm được ưu đãi miễn thuế TNDN thì không xử phạt trốn thuế mà thực hiện xử phạt vi phạm hành chính liên quan khác. (Theo Công văn số 2688/TCT-PCCS ngày 28/7/2006).

Thời hạn đăng ký thuế - Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong Bản kê các đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ theo qui định trên, đối với các đơn vị trực thuộc đã được cơ quan thuế nơi đơn vị chủ quản đóng trụ sở cấp mã số thuế (13 số) thì việc xác định đơn vị trực thuộc đăng ký thuế tại cơ quan thuế địa phương chậm hay không chậm so với thời gian qui định được căn cứ vào đơn vị trực thuộc được cơ quan thuế nơi đơn vị chủ quản đóng trụ sở cấp mã số thuế (13 số). (Theo Công văn số 2653/TCT-PCCS ngày 26/7/2006).

Thời gian hưởng ưu đãi thuế - Bộ Tài chính qui định, doanh nghiệp phải tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế vào tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Trường hợp do chưa nắm vững chính sách, doanh nghiệp đã nộp tờ khai quyết toán thúê TNDN nhưng chưa xác định số thuế TNDN được ưu đãi trong tờ khai quyết toán thuế thì, cơ quan thuế kiểm tra các điều kiện ưu đãi mà doanh nghiệp đáp ứng được và xác định số thuế được miễn. Số thuế được miễn được trừ vào số thuế phải nộp của các năm được giảm thuế. (Theo Công văn số 2651/TCT-PCCS ngày 26/7/2006).

Xác định giá tính thuế - Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế GTGT, gồm tiền công, tiền nhiên liệu, ng lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu.

Theo đó, nếu một đơn vị nhận gia công hàng hoá mà khách hàng chỉ cung cấp một ít nguyên vật liệu thiết yếu để gia công, còn các nguyên liệu khác do đơn vị nhận gia công tự mua, thì doanh thu tính thuế GTGT đối với hoạt ng gia công này sẽ bao gồm cả phần giá trị các nguyên vật liệu mà đơn vị nhận gia công tự mua. (Theo Công văn số 2638/TCT-PCCS ngày 26/7/2006).

Ưu đãi thuế TNDN – Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt ng mà có dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, nếu dự án đầu tư vào cùng ngành nghề, lĩnh vực, cùng địa bàn với trụ sở chính của cơ sở sản kinh doanh thì phần thu nhập tăng thêm do dự án đầu tư mang lại áp dụng theo mức thuế suất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng. (Theo Công văn số 2613/TCT-PCCS ngày 25/7/2006).

Hoàn thuế GTGT - Luật thuế GTGT qui định, nếu phát hiện và kết luận doanh nghiệp có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế thì, cơ qaun thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn 05 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. (Theo Công văn số 2611/TCT-PCCS ngày 24/7/2006).

Thuế TNCN
(i)Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán công việc khảo sát, thiết kế, giám sát cho cá nhân là nhân viên của doanh nghiệp, khi cá nhân nhận được khoản tiền lương, tiền công từ công việc này thì cá nhân đó thuộc đối tượng nộp thuế TNCN;
(ii)Cá nhân đại diện cho một nhóm người là nhân viên của doanh nghiệp ký hợp đồng nhận khoán công việc khảo sát, thiết kế, giám sát do doanh nghiệp giao, khi cá nhân nhận được khoản tiền lương, tiền công từ công việc này mà doanh nghiệp trả thì cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế TNCN. Danh sách các cá nhân tham gia phải được kèm theo bản hợp đồng và bản kê thu nhập của từng cá nhân có chữ ký xác nhận của cá nhân đó;
(iii)Cá nhân không có ĐKKD đại diện cho một nhóm người không phải là nhân viên của doanh nghiệp ký hợp đồng khảo sát, thiết kế, giám sát cho doanh nghiệp, khi cá nhân nhận được khoản thu nhập từ công việc này, thì cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế TNCN. Và danh sách các cá nhân tham gia cũng phải được kèm theo bản hợp đồng và bản kê thu nhập của từng cá nhân có chữ ký xác nhận của cá nhân đó.
(Theo Công văn số 2607/TCT-TNCN ngày 24/7/2006).

Xử lý khi mất hoá đơn GTGT đầu vào – Cơ sở kinh doanh mua hàng làm mất hoá đơn mua bản - bản gốc liên 2, do hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hoả hoạn, bị cướp giật, mất cắp… thì cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan công an nơi xẩy ra và lập biên bản về số hoá đơn bị mất, lý do mất có xác nhận của cơ quan đã khai báo. Sau đó lập hồ sơ, giấy tờ để làm căn cứ thay thế cho hoá đơn mua hàng đã bị mất gồm: công văn giải trình về việc làm mất hoá đơn; biên bản mất hoá đơn mua hàng; bản sao hoá đơn mua hàng – liên 1, có xác nhận ký tên, đóng dấu của bên bán hàng. (Theo Công văn số 2677/TCT-PCCS ngày 28/7/2006).

Chuyển lỗ sau khi quyết toán - Một doanh nghiệp đã đăng ký chuyển lỗ cho các năm trước năm tài chính 2002, 2003 với Cục thuế địa phương thì thực hiện theo kế hoạch đã đăng ký. Trường hợp khi quyết toán thuế đối với một số khoản chi phí vận tải mà không có hoá đơn tài chính, nhưng nếu có chứng từ hợp lệ thì được coi là khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN.

Khi thực hiện kế hoạch chuyển lỗ, nếu thu nhập chịu thuế theo quyết toán thuế mà thấp hơn số lỗ đã đăng ký kế hoạch chuyển lỗ, thì số lỗ đã đăng ký kế hoạch chuyển lỗ nhưng chưa chuyển hết được cộng vào số lỗ đã đăng ký kế hoạch chuyển lỗ của các năm tiếp theo và ghi vào phụ lục kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN mà không phải đăng ký lại kế hoạch chuyển lỗ.

Thu nhập chịu thuế TNDN của năm tài chính đã quyết toán thuế là phần thu nhập còn lại sau khi đã chuyển lỗ theo kế hoạch đã đăng ký. (Theo Công văn số 2623/TCT-ĐTNN ngày 25/7/2006).

Qui định về VPĐD và Chi nhánh tại Việt Nam – Ngày 25/7/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, qui định chi tiết Luật Thương mại về VPĐD và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh tại Việt Nam khi là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp, đã hoạt ng không dưới 01 năm đối với VPĐD, và không dưới 05 đối với Chi nhánh kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp.

Hoạt ng của VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm thực hiện chức năng là văn phòng liên lạc, xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện, đồng thời, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà mình đại diện; Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ hoạt ng mua bán hàng hóa và các hoạt ng liên quan đến trực tiếp mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại.

Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có qui định thời hạn Giấy ĐKKD của thương nhân nước ngoài.

Quản lý cảng biển và luồng hàng hải – Đó là nội dung được Chính phủ qui định tại Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ra ngày 25/7/2006.

Nghị định này quy định việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng biển và luồng hàng hải; hoạt ng hàng hải tại cảng biển và luồng hàng hải như: thủ tục đến và rời cảng biển, sử dụng hoa tiêu hàng hải, hoạt ng của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, cứu nạn và xử lý tai nạn hàng hải, đảm bảo an toàn trật tự, vệ sinh tại cảng biển; sự phối hợp hoạt ng giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.

Khi hoạt ng tại cảng biển và luồng hàng hải của Việt Nam, mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền của Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan đến đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt ng hàng hải tại cảng biển Việt Nam đều phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ - Những qui định về việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được ban hành tại Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006.

Tang vật, phương tiện bị tạm giữ có liên quan đến vi phạm hành chính phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường môi trường, lây lan dịch bệnh, thuận lợi cho việc quản lý và phục vụ tốt công tác xử lý vi phạm hành chính. Nghiêm cấm mọi hành vi đánh tráo, chiếm đoạt, mua bán trái phép, làm mất, hư hỏng, thiếu hụt, vi phạm niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Nơi tạm giữ phải bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ và đáp ứng được các điều kiện về môi trường.

Đối với tang vật, phương tiện đã hết thời tạm giữ mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến giải quyết để nhận lại tang vật, phương tiện đó thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo ít nhất hai lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tịch thu. Trong thời hạn 30 ngày sau khi niêm yết mà không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu.


Khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tổ chức, cá nhân có quyền kiểm tra tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Nếu phát hiện thấy tài sản bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt thì có quyền yêu cầu lập biên bản và bồi thường.

Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yêu tố nước ngoài của Luật Hôn nhân và gia đình.

Theo Nghị định, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có Công văn đề nghị UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện niêm yết.


Việc đăng ký kết hôn sẽ bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm định, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Cấp giấy phép cho người lao ng nước ngoài – Người nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao ng Việt Nam chưa đáp ứng được là người đã có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về công việc đó, có khả năng đảm nhiệm công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao ng và phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài và được hợp pháp hoá lãnh sự, thì được xem xét, chấp thuận để cấp giấy phép lao ng. (Theo Công văn số 2535/LĐTBXH-LĐVL ngày 25/7/2006).