Vụ án dân sự: Chia Thừa Thừa Kế
Bà Mùi chết cách đây ba năm, cuối năm 2005, ông Mùi chết. Ông bà để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Ông/ bà có năm người con, hai trai, ba gái, trong đó người con gái cả đã chết năm 2006. Do đã có nhà ở riêng nên các con của ông bà Mùi đã thống nhất bán căn nhà đó. Khi bàn bạc để phân chia số tiền bán nhà thì phát sinh mâu thuẫn.
Các anh con trai của ông bà Mùi thì cho rằng, các cô con gái đã đi lấy chồng thì phải hưởng theo nhà chồng nên số tiền bán nhà của ông bà Mùi sẽ chia làm ba phần. Mỗi anh con trai được hưởng một phần, phần còn lại chia cho hai cô con gái, còn người chị cả đã chết nên không được hưởng. Hai người con gái của ông bà Mùi không đồng ý cách chia đó nên tìm mọi cách để không cho hai người anh bán căn nhà. Hướng giải quyết như thế nào? Liệu có bán được nhà và ba người con gái có được hưởng tài sản thừa kế này không(Bạn Lan Hương – Hoàn Kiếm).
Giải quyết:
Mâu thuẫn phát sinh giữa các con của ông bà Mùi khi phân chia thừa kế căn nhà là có cơ sở và đã phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật(Vì ông bà Mùi không để lại di chúc).
Luật sư xác định rằng: Trong tình huống này có 2 vấn đề pháp lý cần xem xét: chia thừa kế căn nhà không có di chúc; người được hưởng phần thừa kế của người con đã chết của ông bà Kỷ.

Điều 675 – 677 Bộ Luật dân sự qui định: Việc chia thừa kế căn nhà
Trong quy định của pháp luật dân sự về thừa kế có quy định việc thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Ông bà Mùi chết không để lại di chúc. Do vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì căn nhà mà ông bà Mùi để lại sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Trong trường hợp này, nếu cha mẹ của cả ông và bà Mùi đều không còn thì năm người con của ông bà Mùi là những người thừa kế theo pháp luật cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì năm người con của ông bà Mùi được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, số tiền bán căn nhà mà ông bà Mùi để lại phải được chia đều thành năm phần, mỗi người được hưởng một phần. Quan điểm của Hai người con trai là không chia cho ba người con gái còn lại là không đúng pháp luật.

- Trường hợp của người con đã chết của ông bà Mùi:

Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế thế vị như sau: trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Trong trường hợp này, người con gái của ông bà Mùi đã chết trước ông bà nên các con của chị sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà chị được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, số tiền bán căn nhà của ông bà Mùi để lại phải được chia làm 5 phần bằng nhau, mỗi người con của ông bà được hưởng một phần, trong đó, con của người chị cả sẽ được hưởng một phần thừa kế.
Thực tiễn tranh tụng và tham gia giải quyết của luật sư thấy rằng. Xuất phát từ quan niệm “ Con gái, đặc biệt là đã đi lấy chồng thì không được hưởng hoặc hưởng ít tài sản của bố mẹ để lại” đã đẩy những quan hệ truyền thống gia đình đến vụ án tranh chấp…Luật Việt Nam không chấp nhận quan điểm này và ghi nhận con trai con gái đều bình đẳng trong việc hưởng di sản do bố mẹ để lại. Khi bố mẹ chết đi không để lại di chúc mà có di sản để lại thì con gái và con trai được hưởng phần di sản theo pháp luật bằng nhau.
Luật sư: Lê Huy Quang – Giám đốc công ty luật hợp danh Danzko Đoàn Luật sư Hà Nội
Mobi: 0912519823/ 0904230023. Tel: 04.37931223/ 37931224. www.tuvanphapluat.mobi. Mail: tuvanphapluat.mobi@gmai.com