Học nghề tại Hueuni
1. Mã ngành:

D340101

2. Mục tiêu đào tạo:


Đào tạọ cử nhân quản trị kinh doanh du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã i, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị du lịch khách sạn dịch vụ; Có khả năng lập nghiệp và tổ chức hoạt ng kinh doanh, hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Về năng lực chuyên môn, cử nhân Quản trị kinh doanh du lịch có các khả năng sau:
• Thực hiện, giám sát và quản lý nghiệp vụ du lịch cơ bản
• Tổ chức và quản lý hoạt ng kinh doanh trong các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ
• Hoạch định và thực hiện các chiến lược, các dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, bán hàng, marketing.
• Kỹ năng giao tiếp có tính chuyên nghiệp và ứng xử tốt
• Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong công việc chuyên môn
• Hình thành và phát triển kỹ năng thực hiện các nghiên cứu c lập có tính thực tiễn trong du lịch.
Nội dung chương trình Quản trị kinh doanh Du lịch đảm bảo sự kết hợp cân đối giữa kiến thức giáo dục đại cương về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học tự nhiên - môi trường và khoa học xã i nhân văn, kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành. Đặc biệt chú trọng sự cân đối giữa kiến thức kinh tế quản lý với các kiến thức cần thiết về lịch sử văn hoá, kiến trúc, môi trường và ngoại ngữ…Đồng thời, chú trọng gia tăng kỹ năng vận dụng thực tiễn thông qua sự gia tăng về thời gian thực tập nghề nghiệp và thực tập quản lý tại cơ sở thực hành và các doanh nghiệp. Nội dung các học phần chuyên ngành được thiết kế sâu hơn, thiết thực hơn phù hợp với công việc ở các cấp mà sinh viên sẽ đảm nhận sau khi ra trường ví dụ các học phần chuyên sâu về quản trị khách sạn, quản trị hàng, quản trị lữ hành, các loại hình du lịch, phát triển sản phẩm và thương hiệu, quản lý điểm đến, công nghệ thông tin và truyền thông trong du lịch.


3. Tuyển sinh:


Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo. Đối tượng tuyển sinh là những người tốt nghiệp PTTH & tương đương và dự thi theo khối thi A hoặc D1,3


4. Thời gian đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình


Dự kiến là 4 năm, tuy nhiên tuỳ theo khả năng và kế hoạch học tập của từng sinh viên thời gian này có thể rất ngắn hoặc kéo dài Chương trình đào tạo đại học được thực hiện dưới các hình thức sau:
• Hệ chính qui tập trung đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông;
• Hệ vừa học vừa làm hoặc hệ liên thông với các đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông, cán bộ công chức trong các cơ quan, doanh nghiệp và ngoài xã i
Trên cơ sở nguồn lực và tiềm năng của Khoa và của Đại Học Huế, Khoa sẽ thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ. Cụ thể:
1. Phần giáo dục đại cương, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ: sinh viên có thể theo chủ ng xây dựng kế hoạch học tập và lấy chứng chỉ ở các cơ sở đào tạo trong Đại Học Huế
2. Phần giáo dục chuyên nghiệp (cơ sở ngành và chuyên ngành): phần này sẽ có hai nội dung cơ bản là lý thuyết và thực hành nghiệp vụ và kỹ năng chuyên nghiệp. Với nội dung lý thuyết chủ yếu do giảng viên trong Khoa Du lịch thực hiện. Các học phần chuyên ngành liên quan khác thì sinh viên có thể lấy chứng chỉ hoặc tổ chức giảng dạy và do các giảng viên ở các đơn vị thành viên trong Đại Học Huế thực hiện. Một số học phần mới và chuyên sâu mà Khoa chưa có giáo viên thì sẽ có thể mời giáo viên ngoài Đại Học Huế thực hiện.
3. Phần rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp: Đối với hướng dẫn nghiệp vụ cơ bản thì có thể sử dụng cơ sở thực hành tại Khoa du lịch, đồng thời kết hợp thực tập nghề nghiệp trên cơ sở hợp tác với Trường Nghiệp vụ Du lịch Huế, các khách sạn, hàng và công ty lữ hành lớn trên địa bàn (đã có văn bản thoả thuận hợp tác với các cơ sở này).


5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

• Quy trình đào tạo theo tín chỉ
• Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên tích luỹ tối thiểu 121 tín chỉ, trong đó phần bắt buộc 98 tín chỉ và phần tự chọn tối thiểu 23 tín chỉ.


6. Thang điểm:

• Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 ( từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
• Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ: A, B, C, D, F, I, X.


7. Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

• Phòng máy tính, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy cơ bản.
• Thực tập nghề nghiệp được thực hiện tại trung tâm thực hành (HAT hotel của Khoa Du lịch), cũng như hợp tác với trường Cao đẳng nghề du lịch Huế và các doanh nghiệp trên địa bàn.
• Các nguồn học liệu gốm: Trung tâm học liệu (LRC), hệ thống Internet với các nguồn học liệu điện tử (E-learning resources); Các nguồn giáo trình và tài liệu tham khảo chuyên ngành du lịch từ các chương trình đào tạo của tổ chức AUF, dự án Quĩ Ford với Đại Học Hawaii; Giáo trình, bài giảng của cán bộ giảng dạy chuyên ngành


8. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Sinh viên phải tích luỹ tối thiểu 121 bắt buộc và lựa chọn từ 160 tín chỉ, bao gồm:
• Phần kiến thức giáo dục đại cương phải tích luỹ tối thiểu: 43 tín chỉ (trong đó: phần Bắt buộc 36 tín chỉ; phần Tự chọn tối thiểu: 7 trong tổng số 14 tín chỉ tự chọn ).
• Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp phải tích luỹ tối thiểu: 64 tín chỉ (trong đó: phần Bắt buộc 48 tín chỉ; phần Tự chọn tối thiểu: 16 trong tổng số 48 tín chỉ tự chọn).
• Phần thực tập, kiến tập: 6 tín chỉ
• Phần làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp: 8 tín chỉ (Nếu sinh viên không được giao làm Khoá luận tốt nghiệp phải học 4 Học phần chuyên đề theo quy định)


9. Định hướng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Du lịch có cơ i việc làm khá rộng trong các công ty, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ (như du lịch, lữ hành, ngân hàng, bưu điện) thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể làm việc tại các tổ chức cơ quan quản lý nước hữu quan.