Điêu khắc mang ý nghĩa kỷ niệm giáo dục và truyền bá, tuyên truyền, làm đẹp cho cuộc sống, tăng cường giao lưu, đáp ứng những khát vọng về thẩm mỹ của con người.

Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu, điêu khắc tồn tại ở bất cứ đâu, lịch sử điêu khắc để lại là hình ảnh của nhân loại, điêu khắc là sản phẩm tạo nên từ thiên nhiên và chế tác của con người qua gia công các loại vật liệu chứa đựng tinh thần nội tại trong nó.
Điêu khắc trong thiên nhiên và trong đô thị là một thực tiễn mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa trong hoạt ng sáng tạo cho đời sống cộng đồng. Nhìn vào điêu khắc nói chung và kiến trúc nói riêng ta thấy sự hưng thịnh của một thời đại.


Sản phẩm điêu khắc và phù điêu của ta cần có những cái nhỏ xinh đáp ứng yêu cầu cá nhân và những cái đồ sộ để phục vụ cho cuộc sống. Các nhà điêu khắc có quá nhiều việc để làm. Ngoài ra họ phải được “ủng hộ” hơn nữa bởi các “hội đồng”.
Điêu khắc ngoài trời ở nước ta đang có những khó khăn, và có thể xem nó như mới bắt đầu xây dựng “truyền thống”. Trong khi Viện sĩ Hàn lâm nghệ thuật châu Âu – nhà nữ điêu khắc Điềm Phùng Thị có thể đặt các bức tượng cao trên dưới 5 mét hoặc có chiều ngang 7 mét ở trong khuôn viên các trường học, nhà trẻ châu Âu, thì các nhà điêu khắc khác trong nước khó có điều kiện đặt một tượng đài như ý.



































Các nhà điêu khắc có được một số đóng góp cho dù đáng khen, thì cũng chỉ là những thành tựu ban đầu, chặng đường trước mắt xem ra còn xa xôi. Nghệ sĩ tuy là một vấn đề quan trọng, nhưng còn một số vấn đề nữa là sự phổ cập chung toàn xã hội và nâng cao trình thụ cảm của công chúng.